Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ đang thay đổi mọi khía cạnh của xã hội, ngành giáo dục cũng đang trải qua một quá trình chuyển đổi số quan trọng. Theo thống kê, có 63 cơ sở giáo dục đào tạo, 710 phòng giáo dục đào tạo đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chung. Bên cạnh đó, 82% các trường thuộc khối phổ thông tiến hành sử dụng phần mềm quản lý trường học.
Việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đã góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng các tài liệu trực tuyến, từ đó tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ.
Để đảm bảo trường học luôn tiến về phía trước và đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của học sinh, đâu sẽ là mô hình hợp lý và hiệu quả cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo? Bài viết dưới đây sẽ tập trung trả lời cho câu hỏi đó thông qua 4 cấp độ chuyển đổi số trường học nhà quản trị cần nắm, tham khảo từ bài viết Mô hình chuyển đổi số trường học của TS. Nguyễn Hùng Chính Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Quá trình chuyển đổi số trường học được định nghĩa thành 4 giai đoạn phát triển, đặc trưng bởi 4 cấp độ theo thứ tự tăng dần như hình bên dưới. Mức độ đầu tiên là mức độ thấp nhất phản ánh biểu hiện phổ biển trong thực tiễn hiện nay: có số lượng lớn các trường học đang ở mức xuất phát này hoặc đang ở vị trí tiệm cận.
Mức độ sau bao hàm mức độ trước, thể hiện rõ rệt bước tiến so với mức độ trước và có thể “đo đạc” được: là sự phát triển cả về lượng và chất so với mức độ trước. Mức độ cuối cùng là mức độ cao nhất đánh dấu sự chuyển đổi số thành công và toàn diện của nhà trường: mọi hoạt động đều có dữ liệu số hoá tương thích.
- Mức 1. Chuyển đổi số tự phát
Trường học có một số giáo viên tự chủ động thực hiện và có sản phẩm dạy học trực tuyến. Những giáo viên này đã tự tổ chức thành thạo một số nội dung/hoạt động học qua mạng; biết phối hợp nhiều công cụ công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng và triển khai dạy học, tương tác với học sinh, phụ huynh.
→ Đối với trường học ở mức độ này, cán bộ quản lý nhà trường cần nhận thấy rõ những giáo viên đó là những nhân tố hết sức quan trọng của nhà trường, cần có ngay các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ để phát triển và nhân rộng. Kế hoạch chuyển đối số của nhà trường cần được xây dựng với hoạt động trung tâm xoay quanh các nhân tố này.
- Mức 2. Chuyển đổi số cơ bản
Nhà trường có kế hoạch năm học, phân công chi tiết việc triển khai dạy học qua mạng, giao chỉ tiêu cho tổ bộ môn và giáo viên xây dựng bài giảng/đề thi trực tuyến một số nội dung của một số môn học trong chương trình; thực hiện dạy học qua mạng đan xen với dạy học trên lớp trong suốt năm; đã tổ chức thi định kỳ trên máy tính ít nhất 01 lần mỗi năm đối với mỗi môn học có nội dung dạy trực tuyến.
Bên cạnh đó, nên có kế hoạch chi tiết về việc bồi dưỡng nội bộ tại công việc kết hợp mời chuyên gia tập huấn để nâng cao chất lượng và số lượng giáo viên có năng lực thực hiện dạy học qua mạng; hình thành kho bài giảng/đề thi dưới dạng danh sách liên kết được bố trí thành một phân trang trên website của trường.
→ Mức độ này đánh dấu sự vào cuộc chủ động và mạnh mẽ của cán bộ quản lý nhà trường và năng lực tổng thể của đội ngũ giáo viên được nâng lên với nhiều nhân tố tồn tại ở tất cả môn học/hoạt động giáo dục. Kế hoạch chuyển đổi số ở giai đoạn này tập trung ở sự hoàn thiện sản phẩm hiện có, tăng cường cơ sở hạ tầng và tiếp tục nhân rộng trong đội ngũ.
- Mức 3. Chuyển đổi số toàn phần
Nhà trường có kế hoạch năm học, phân công chi tiết việc triển khai dạy học qua mạng và toàn bộ giáo viên có năng lực xây dựng bài giảng/đề thi trực tuyến một số nội dung của tất cả các môn học trong chương trình; thực hiện dạy học qua mạng đan xen với dạy học trên lớp trong suốt năm; tổ chức kiểm tra thường xuyên trên máy tính và thiết bị di động.
Hơn nữa, phải có kế hoạch chi tiết về việc bồi dưỡng nội bộ để nâng cao năng lực giáo viên thực hiện dạy học qua mạng; kho bài giảng/đề thi kết nối hữu cơ với website của trường, chứa đầy đủ nội dung bài giảng trực tuyến và có học liệu bổ sung.
→ Mức độ này khẳng định năng lực, chất lượng toàn diện của đội ngũ và cán bộ quản lý nhà trường; sự đầy đủ và chất lượng của cơ sở hạ tầng; phản ánh điều kiện và mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Kế hoạch chuyển đổi số của trường tập trung vào sự duy trì và nâng cao chất lượng thành quả hiện tại, đồng thời từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, năng lực giáo viên và trình độ quản lí.
- Mức 4. Trường học thông minh
Mọi giáo viên đều thành thục kỹ năng công nghệ, có năng lực ứng dụng sáng tạo; cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ hiện đại được sử dụng hàng ngày; kho bài giảng và tư liệu dạy học đạt 100% (trừ những nội dung không thể số hoá); mọi dữ liệu/kết quả dạy học và hoạt động quản lí trong thực tiễn của nhà trường đều được điện tử hoá một cách khoa học; hệ thống có khả năng tích hợp, kết nối nhiều chiều.
→ Đây là mức đánh dấu sự hoàn thiện về mọi mặt từ chất lượng đội ngũ sáng tạo đến cơ sở hạ tầng hiện đại. Áp dụng thành tựu của trí tuệ nhân tạo được xem xét tích hợp một cách hệ thống.
Để xây dựng một trường học thông minh, trong số những công cụ hỗ trợ đáng kể, ClassIn đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hành trình chuyển đổi số của trường học. Là phần mềm dạy học chuyên nghiệp, được nhiều trường học tại Việt Nam tin dùng như: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Viện ISB – Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM,… ClassIn không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu quả học tập, mà còn giúp quá trình quản trị và đào tạo ở trường học trở nên dễ dàng.
Đặc biệt, ClassIn còn cung cấp một số thiết bị phần cứng như Bảng tương tác ClassIn X (xem thêm tại đây), Micro thu trần, Camera 4K,… giúp cho quá trình chuyển đổi thành trường học thông minh dễ dàng hơn.
Nắm vững bốn cấp độ chuyển đổi số này không chỉ giúp quý quản lý nhà trường tiếp cận triệt để những cơ hội mới mà còn giúp bạn đối mặt với những thách thức của thời đại số hóa. Hãy cùng ClassIn liên tục cập nhật kiến thức, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi và đạt được những kết quả tốt trong cuộc hành trình chuyển đổi số, để trường học của chúng ta luôn là nơi giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.