Khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào năm ngoái, những người ủng hộ đã nhanh chóng nói về sự ảnh hướng đến nhiều lĩnh vực liên quan đến viết lách như viết kịch bản, lập trình máy tính và sáng tác nhạc. Một lĩnh vực nổi bật sẽ cảm nhận được sức mạnh của ChatGPT đó là giáo dục. Với công nghệ của ChatGPT, học sinh giờ đây có thể dễ dàng gian lận trong các bài luận tuyển sinh đại học, ngược lại, giáo viên có thể thuê ngoài chương trình giảng dạy của họ cho AI—đối tượng thông minh nhất hiện nay.
Nhưng ChatGPT không phải là sự kết thúc của giáo dục. Ngay khi học sinh bắt đầu sử dụng chatbot, các chương trình mới đã được thiết lập để phát hiện các nội dung từ trí tuệ nhân tạo, cả những giáo viên cũng đã bắt đầu tích hợp các phản hồi ChatGPT vào giáo án bài học của họ.
Sự thật là, nếu được tận dụng tốt, trí tuệ nhân tạo có khả năng nâng cao đáng kể khả năng tư duy phản biện và mở rộng các kỹ năng mềm của học sinh. Và đối với những người lo lắng rằng trẻ em sẽ không học các kỹ năng cơ bản, không thực hành nếu chúng dựa vào trí tuệ nhân tạo.
Hai nhà tâm lý học Edward Deci và Richard Ryan thừa nhận lý thuyết về quyền tự quyết của họ rằng con người được thúc đẩy bởi quyền tự chủ, sự liên quan và năng lực. Việc tạo ra Wikipedia là một ví dụ tuyệt vời. Chúng ta không ngừng học lịch sử hay khoa học chỉ vì giờ đây chúng ta có thể nhanh chóng tra cứu những dữ liệu trực tuyến. Thay vào đó, chúng ta chỉ đơn giản là có được một nguồn bổ sung để kiểm tra lý thuyết và thúc đẩy học tập.
Giáo dục là một trong những lĩnh vực đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo và các chương trình về AI như ChatGPT được giới thiệu đến hàng triệu trẻ em, giáo viên và quản trị viên. Điều quan trọng là chúng ta phải chú ý đến các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của chúng ta . Dưới đây, chúng tôi đưa ra 5 dự đoán về trí tuệ nhân tạo và tương lai của học tập, kiến thức và giáo dục.
1. Mô hình 1-1 trở thành xu hướng chủ đạo
Các dịch vụ 1-1 như dạy kèm, huấn luyện, cố vấn và thậm chí trị liệu trước đây chỉ dành cho những người khá giả. Trí tuệ nhân tạo đã cung cấp các dịch vụ này cho nhiều đối tượng hơn. Trên thực tế, vấn đề “2 sigma” của Bloom – phát hiện ra rằng những học sinh được dạy một kèm một thực hiện có độ lệch chuẩn (two standard deviations) tốt hơn so với trẻ em học trong lớp học truyền thống – đã có giải pháp.
Trí tuệ nhân tạo có thể như là một người dạy kèm trực tiếp cho bất kỳ ai, thêm vào đó là con người sẽ để cho trí tuệ nhân tạo cung cấp kiến thức chuyên sâu cũng như hỗ trợ về mặt cảm xúc và hành vi. Ví dụ, công cụ học thuật Numerade gần đây đã phát hành một trợ giảng AI-Ace, có thể tạo các kế hoạch học tập được cá nhân hóa, sắp xếp nội dung phù hợp tùy thuộc vào trình độ của học sinh.
Trí tuệ nhân tạo cũng có thể đưa các chuyên gia và người nổi tiếng trong giới học thuật kết nối với của tất cả người học. Sự phát triển này là trở nên rất quan trọng cho các ngành nghề liên quan đến cố vấn và học nghề. Hãy tưởng tượng nếu một nhà sáng lập khởi nghiệp giai đoạn đầu có thể trò chuyện với phiên bản AI của Marc Andreessen hoặc Paul Graham theo yêu cầu! Chà, đó chính là điều mà công ty khởi nghiệp Delphi đang cố gắng thực hiện.
Trong khi đó, ứng dụng Historical Figures cho phép người dùng trò chuyện với các nhân vật lịch sử quan trọng như Abraham Lincoln, Plato và Benjamin Franklin, hoặc ứng dụng Character AI cho phép bất kỳ ai tạo ra các “nhân vật”, có thật hoặc tưởng tượng, để trò chuyện với họ.
Trong các lĩnh vực như sức khỏe tâm thần, các giải pháp tăng cường trí tuệ nhân tạo (chẳng hạn như Replika hoặc Link)—ngoài việc ít tốn kém hơn và luôn linh động trong thời gian—có thể dễ tiếp cận hơn so với nhà trị liệu con người, giúp những bệnh nhân lo ngại khi tiếp xúc với một người xa lạ.
Trí tuệ nhân tạo cũng có thể cá nhân hóa và thích ứng với các sở thích về phong cách của bạn (tức là bạn thích liệu pháp hành vi nhận thức hơn hay liệu pháp hành vi truyền thống hơn) cũng như giải quyết các vấn đề để kết hợp trong ngành trị liệu. Liệu pháp tăng cường trí tuệ nhân tạo cũng là phần mềm có chi phí cận biên thấp. Điều này có nghĩa là có thể tạo ra nhiều sản phẩm cuối với giá cả phải chăng hơn, cho phép tiếp cận thị trường đại chúng.
Không phải chúng ta đang hình dung một thế giới mà con người không có vai trò gì. Tại thời điểm hiện tại, trí tuệ nhân tạo vẫn chưa hoàn hảo và nó chưa đạt được 100% khả năng tư duy và chuyên môn ở cấp độ con người. Ngoài ra, có những lúc một số nngười có thể chỉ muốn một con người thật sự tương tác với họ.
2. Cá nhân hóa học tập: Từ giấc mơ đến hiện thực
Với trí tuệ nhân tạo, việc học tập có thể được cá nhân hóa, từ phương thức và nhu cầu đến các loại nội dung vào chương trình giảng dạy. Ngoài ra, cũng có thể xác định trình độ kỹ năng và lỗ hổng của một người chính xác hơn: phần mềm có thể theo dõi kiến thức của bạn, kiểm tra tiến độ của bạn và lặp lại hoặc định dạng lại nội dung tùy chỉnh cho bạn dựa trên kiến thức và lỗ hổng của bạn.
Điều này sẽ khuyến khích và thu hút sự tham gia cao hơn. Ví dụ, Cameo đã tung ra một sản phẩm dành cho trẻ em có các hình tượng Blippi, Người Nhện và các tài sản trí tuệ hàng đầu khác. Một bà mẹ thậm chí còn nhờ “Người nhện” khuyến khích con mình tập đi vệ sinh và có vẻ như cách này đã hiệu quả! Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ xác định được các loại người học khác nhau—từ những người học giỏi hơn, đến những đứa trẻ chậm hiểu hay những học sinh ngại giơ tay phát biểu trong lớp học và cả những học sinh có nhu cầu học tập đặc biệt.
>>> Đọc thêm bài viết khác tại đây: Theo dõi ngay 5 xu hướng trong ngành Edtech hiện nay
3. Sự phát triển của một thế hệ giáo viên và học sinh sử dụng công cụ AI
Theo thời gian, sinh viên và nhà giáo dục là những người tạo ra xu hướng với các phần mềm thiên về năng suất. Trên thực tế, sinh viên và giáo viên là những người dùng đầu tiên của các công ty khởi nghiệp như Canva và Qualtrics (sau này được SAP mua lại).
Trong trường hợp của Canva, các sinh viên tại Đại học Tây Úc (nơi những người sáng lập theo học đại học) đã chọn nền tảng thiết kế này để sản xuất tập san cho trường của họ, trong khi đối với Qualtrics, giáo sư tiếp thị Angela Lee của Northwestern đã bắt đầu sử dụng dịch vụ này để dễ dàng thu thập dữ liệu nhằm hỗ trợ cho các sinh viên MBA và tiến sĩ.
Cũng giống như việc học sinh và giáo viên sử dụng các công cụ năng suất, chúng ta có thể dễ dàng thấy họ trở thành một phần của thế hệ những người sớm sẽ tận dụng các phần mềm có giao diện trò chuyện bằng cách nhắn tin, khi trí tuệ nhân tạo tiếp tục trở nên “giống con người” hơn thông qua các cải tiến.
Một lý do khác khiến chúng tôi mong đợi giáo viên, đặc biệt là những giáo viên từ các tổ chức công sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo là vì họ đang phải làm việc quá sức và thiếu kinh phí, khiến họ có ít thời gian hơn để tập trung vào học sinh của mình. Ngày nay, giáo viên dành một lượng thời gian đáng kể để chấm điểm, soạn giáo án và chuẩn bị cho lớp học của họ.
Trí tuệ nhân tạo đã học được từ hàng triệu tài liệu giáo dục trước đây, có thể giảm khối lượng công việc của giáo viên bằng cách tạo bản thảo kế hoạch và giáo trình của họ. Sau đó, tất cả những gì giáo viên cần làm là chỉnh sửa và sắp xếp đầu ra cho các lớp học tương ứng của họ. Bằng cách quản lí thời gian của mình, giáo viên giờ đây có thể tập trung cũng như dành sự quan tâm cho từng học sinh.
Đối với học viên, họ thích tìm ra những cách sáng tạo để tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu quả trong công việc. Chegg là phần mềm được ưa thích ở giai đoạn trước. Giờ đây, các tài nguyên mới do trí tuệ nhân tạo điều khiển, chẳng hạn như Photomath và Numerade, đã xuất hiện và đang giúp học sinh giải và hiểu các vấn đề toán học và khoa học phức tạp.
Đặc biệt, các trường đại học là môi trường thuận tiện cho việc phổ biến bằng cách truyền miệng thông qua các tổ chức sinh viên, câu lạc bộ/sự kiện xã hội hoặc thậm chí các giáo sư sử dụng chúng trong các lớp học có hàng trăm sinh viên.
4. Thích ứng với những bằng chứng nhận và phát triển các công cụ đánh giá
Kể từ khi phát hành ChatGPT, các nhà giáo dục cộng đồng đã bắt đầu tranh luận về cách thức và liệu họ có nên “kiểm soát” việc học ở trường, tuyển sinh đại học và những công việc được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo hay không.
Các trường học trên khắp thế giới, bao gồm cả ở New York, Seattle và các khu học công lập lớn khác, hiện đã cấm ChatGPT và các trang web viết về trí tuệ nhân tạo. Ngay cả quá trình tiếp tục sử dụng các bài luận tuyển sinh đại học cũng bị đặt nghi vấn.
Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục cho rằng ChatGPT là một công nghệ nên được tích hợp với việc học và dạy, và việc tận dụng trí tuệ nhân tạo sẽ là một kỹ năng nghề nghiệp quan trọng trong tương lai.
Để nhận ra điều này, chúng ta cần thực hiện một loạt điều chỉnh trong lớp học và cách chúng ta đánh giá thành tích trong lớp học, giống như chúng ta đã làm khi Wikipedia, máy tính, internet, máy tính xách tay cá nhân, v.v.
Chúng tôi rất vui khi thấy sự xuất hiện của cả hai công cụ thế hệ tiếp theo có thể giúp các trường đánh giá tốt hơn kết quả học tập của học sinh và cấp bằng khen, cũng như các công cụ tận dụng trí tuệ nhân tạo có thể giúp cuộc sống của giáo viên và học sinh trở nên dễ dàng hơn.
Một vấn đề phức tạp cần được xem xét là làm thế nào việc tiếp cận với công nghệ này có thể mang lại cho một số sinh viên những lợi thế lớn trong học tập và khi ra trường. Ví dụ: ở những trường học cấm truy cập vào các công cụ AI, những học sinh không có kết nối internet ở nhà có thể không được tiếp xúc với công nghệ trí tuệ nhân tạo, trong khi những học sinh có tài nguyên có thể tìm hiểu về nó và sử dụng nó ở nhà.
Điều này cũng sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa giáo dục trường công và trường tư, vì các trường tư sẽ dễ dàng áp dụng và kết hợp công nghệ mới hơn so với trường công do tỷ lệ học sinh trên giáo viên thấp hơn và ngân sách cao hơn.
5. Tính xác thực của dữ liệu sẽ cần thiết khi các “sự thật” có thể bị bóp méo
Một lĩnh vực cần quan tâm là “sự thật” trong thời đại trí tuệ nhân tạo. Các thuật toán được đào tạo dựa trên dữ liệu có sẵn, nhưng tất cả dữ liệu này hiện vẫn phải chịu sự đánh giá và hành vi của con người. Điều này có nghĩa là các thành kiến xã hội —phân biệt chủng tộc, giới tính, v.v.—được đưa vào các thuật toán và những thành kiến này sẽ tiếp tục được khuếch đại.
Ví dụ: Công cụ AI để hoàn thành câu của Gmail sẽ giả định nhà đầu tư phải là nam giới. Đội ngũ Google’s Smart Compose đã cố gắng khắc phục sự cố nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công.
Trong môi trường đầy thành kiến này, nơi AI có thể cung cấp thông tin sai sự thật, việc xác minh tính xác thực sẽ trở nên quan trọng. Các câu trả lời do trí tuệ nhân tạo tạo ra ngày nay đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể dễ dàng soạn ra một cách bóng bẩy và có thể đánh lừa chúng ta tin rằng nó chính xác và đúng sự thật.
Ví dụ: Một nghiên cứu của Đại học Washington được nêu trong WSJ cho thấy 72% số người đọc một bài báo do trí tuệ nhân tạo sáng tác cho rằng nó đáng tin cậy, mặc dù sự thật của nó là không chính xác.
Làm cách nào để chúng ta quản lý nội dung chất lượng cao và tính chính xác trong thời đại mà sẽ có nhiều nội dung được tạo ra bởi bất kỳ ai, thậm chí cả robbot? Niềm tin vào nội dung do các cửa hàng không có thương hiệu khác sẽ suy giảm.
Mặt khác, khán giả cũng có thể tin tưởng mù quáng vào các cá nhân, thương hiệu và “chuyên gia” mà họ đã theo dõi và tôn trọng.
Cuối cùng, chúng ta có thể tạo ra một thế hệ những người có năng lực nhưng lại không hiểu các chi tiết cơ bản. Điều này cuối cùng có thể gây ra các khó khăn và khủng hoảng khi kiến thức trở nên quan trọng.
Lấy ví dụ về phát triển web chẳng hạn: chúng tôi đã ngày càng tiến xa hơn khỏi phần cứng, cơ sở hạ tầng để tạo ra GitHub Copilot: một thế giới mà các kỹ sư giao diện người dùng hầu như không cần động đến cơ sở dữ liệu hoặc lập trình backend. Thậm chí có những giải pháp không cần mã cho người dùng không chuyên về kỹ thuật. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi có một lỗi nghiêm trọng trong phần lập trình backend và không ai hiểu cách khắc phục nó?
>>> Đọc thêm bài viết gốc tại đây: Five Predictions for the Future of Learning in the Age of AI