Thứ bảy vừa qua ngày 26/11/2022, ClassIn vinh dự được góp mặt tại AsiaCALL: Hội nghị quốc tế “???? ???????? ????” với chủ đề “???? ?? ???? ??? ?? ??? ?????: ????????? & ?????????? ?? ??? ??????? ???, được diễn tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, với sự góp mặt của đông đảo các chuyên gia, giảng viên tại các trường đại học ở các nước châu Á. Sự kiện đã thu hút hơn 200 giáo viên, giảng viên từ khắp các tỉnh thành đến tham dự, trình bày, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
Tham gia AsiaCALL lần này với tư cách nhà tài trợ kim cương, ClassIn không chỉ mang đến chương trình một ứng dụng học tập và họp chuyên nghiệp mà còn truyền tải những nội dung hữu ích, cập nhập về bối cảnh giáo dục và cách xây dựng mô hình lớp học hiện đại trong thời đại mới với phần trình bày mang tên “Reimagine the future classroom” của anh Nhẫn Đỗ – COO ClassIn Việt Nam.
Về AsiaCALL 2022:
AsiaCALL là Hội thảo khoa học Quốc tế do Hiệp Hội AsiaCALL (Asia Computer-Assisted Language Learning) khởi xướng từ năm 2002. Đây là Hội thảo thường niên thu hút đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, sinh viên tại các nước Châu Á tham dự như: Thái Lan, Taiwan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam,… là nơi để giảng viên, các nhà khoa học giao lưu, trao đổi ý tưởng, phương pháp, kết quả nghiên cứu kết hợp với chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ trong thời đại công nghệ 4.0.
Năm 2022 này, Trường Ngoại ngữ – Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, phối hợp với Hiệp hội AsiaCALL (Asia Computer-Assisted Language Learning) đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế AsiaCALL 2022 lần thứ 19, diễn ra vào hai ngày 26-27/11/2022.
Hội thảo năm nay mang chủ đề “Call in Asia and in the World: Promotion & Engagement in the Digital Era” (Công nghệ trong dạy-học ngôn ngữ ở Châu Á và trên thế giới: Phát triển và Hội nhập trong kỉ nguyên số”).
AsiaCALL 2022 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, quy tụ 146 báo cáo tóm tắt của 254 tác giả đến từ các quốc gia như: Nepal, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Việt Nam… Hội thảo có sự tham gia của 6 diễn giả chính (Keynote speakers), 4 diễn giả khách mời là các chuyên gia nổi tiếng trong ngành đến từ các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế cùng các tham luận hấp dẫn, chất lượng.
ClassIn tại AsiaCALL: Đi tìm lại định nghĩa “lớp học” ở thời đại mới
“Chỉ trong 10 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong cách học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh với sự trợ giúp của internet và công nghệ. Tuy nhiên, các lớp học hiện nay vẫn duy trì mô hình ‘bảng đen – phấn trắng’ khá truyền thống. Liệu các lớp học này có trở nên lỗi thời trong tương lai?”, anh Nhẫn chia sẻ.
Theo anh Nhẫn, chỉ trong 10 năm qua, những người đóng vai trò truyền tải kiến thức đã dịch chuyển từ “trường học” và “thư viện” sang Google, từ “giáo viên” sang “Youtubers” – khi mà mỗi khi cần tiếp cận với kiến thức mới, thay vì tìm đến thầy cô và thư viên, học sinh sẽ bắt đầu bằng việc mở các công cụ tìm kiếm, và học thêm từ các video Youtube. Điều này làm một lần nữa dấy lên nỗi băn khoăn: Iiệu phương pháp giáo dục ngày nay có đang dần lỗi thời, và chúng ta cần phải làm gì để tái định nghĩa lại “lớp học” trong thời đại mới? Thầy cô cần kết hợp công nghệ và giáo dục như thế nào để đón đầu xu hướng?
Những thay đổi trong môi trường học tập cùng với sự phát triển chóng mặt của internet, của các nền tảng giáo dục trực tuyến đã lật sang một trang mới trong ngành giáo dục: mô hình học tập OMO (học online kết hợp với offline) đã ra đời!
So với cách dạy truyền thống hay trực tuyến đơn thuần, mô hình OMO là cán cân cân bằng được cả những ưu – nhược điểm của hai phương pháp trên: khuếch đại những chức năng căn bản của lớp học truyền thống, đồng thời tận dụng được thế mạnh của học tập trực tuyến để mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, cá nhân hoá lớp học, và kết nối học sinh với những thầy cô giỏi nhất.
Mô hình OMO cũng được xây dựng, và đáp ứng đầy đủ 4 “trụ cột khoa học về tâm lý giáo dục” (4 pillars of the Science on Learning) của học sinh, để đảm bảo các em được: 1. Giữ vững mức độ tập trung chú ý; tiếp thu những kiến thức trọng điểm, nền tảng; giảm thiểu tối đa sự xao nhãng và đảm bảo học sinh luôn bận rộn trong quá trình học (Focusing Attention) 2. Tối đa hoá mức độ tương tác với thầy cô, bạn bè và tài liệu học tập thông qua các hoạt động, trò chơi tương tác, làm việc nhóm (Active Engagement) 3. Thường xuyên thử thách qua những vấn đề, kiến thức mới để em tiếp tục phát triển, bứt phá giới hạn của mình. Thử thách đưa ra cần phù hợp với trình độ của học sinh, đủ khó để em có động lực cố gắng, nhưng cũng đủ dễ để em không nản lòng. (Increasing Challenge). 4. Nhận xét thường xuyên, kịp thời để học sinh có cái nhìn tổng thể về trình độ của bản thân, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình; hiểu được mình đã tiến bộ ra sao và cần phải hoàn thiện thêm những điểm gì (Continuous Feedback).
Bằng cách tận dụng các thế mạnh của công nghệ, thầy cô hoàn toàn có thể thiết kế các hoạt động tương tác, giúp học sinh học tập tập trung và hứng thú hơn, cá nhân hoá kiến thức theo trình độ, giảm thiểu tối đa thời gian di chuyển đến lớp, và tận dụng công nghệ thông minh để trích xuất các báo cáo học tập kịp thời, để các em và gia đình chủ động theo dõi và làm chủ quá trình học tập của mình tiện lợi nhất có thể.
“Đơn cử một trường hợp áp dụng OMO thành công mà Nhẫn rất muốn chia sẻ, đó là một trường hợp ở Thái Nguyên – một trong những thành phố xa xôi, khó khăn nhất Việt Nam và Nghệ An – một trong 10 thành phố ‘giàu có’ nhất đất nước. Năm 2022, ClassIn hợp tác cùng Hocmai tổ chức các lớp học tiếng Anh từ xa cho học sinh tại đây trên nền tảng ClassIn. Thay vì đến tận nơi, các em sẽ ngồi tại lớp và học với giáo viên từ xa hoàn toàn thông qua máy tính bảng. Giáo viên được tuyển chọn là những thầy cô giỏi đến từ các thành phố lớn, không thể đến giảng dạy học sinh trực tiếp nên chỉ có thể hướng dẫn từ xa. Để đảm bảo học sinh vẫn tiếp thu tốt kiến thức, sau mỗi phần, hệ thống của ClassIn sẽ tự động dẫn đến phần kiếm tra và thực hành kiến thức trên máy tính bảng của học sinh. Học sinh sẽ được kiểm tra đáp án ngay sau khi nộp bài, điều này cũng có phép giáo viên nắm được tình hình chung học sinh có hiểu bài hay không. Chúng tôi cũng thiết kế các hoạt động tương tác để đảm bảo học sinh có cơ hội được làm việc, tương tác cùng bạn học. Đây chỉ là một trong những ví dụ rất cơ bản để chứng minh sự khả thi của OMO – nơi mà online có thể kết hợp cùng offline để tạo ra một lớp học của tương lai” , anh Nhẫn chia sẻ với các thầy cô tại AsiaCALL.
Dĩ nhiên, để mô hình OMO có thể đi vào thực tế của mọi lớp học tại Việt Nam vẫn là một thử thách lớn bởi những rào cản về công nghệ, trình độ của giáo viên cũng như khả năng thích ứng của học sinh. Tuy nhiên trong tương lai gần, ClassIn mong đợi thông qua những sự kiện như AsiaCALL, ClassIn càng có nhiều cơ hội để kết nối với các thầy cô, những người làm giáo dục, để cùng chia sẻ cách ứng dụng công nghệ, nhân rộng Edtehc, và chung tay “số hoá” thị trường giáo dục Việt Nam theo hướng tích cực, mang lớp học chất lượng đến với nhiều thế hệ học sinh hơn nữa.