‘Bây giờ hoặc không bao giờ’: Tại sao chúng ta phải nỗ lực hơn nữa nhằm giúp đỡ ‘thế hệ mất mát’ tại các trường học

đóng cửa trường học
  • Từ Ấn Độ đến Uganda, sự bất công đã lan rộng do các lệnh phong tỏa liên quan đến đại dịch COVID-19.
  • Mặc cho các trường học đang dần mở cửa trở lại, hàng triệu trẻ em vẫn không được đến trường và không còn nhận được giáo dục thiết yếu nữa.
  • “Những khoảnh khắc bây giờ hoặc không bao giờ” vô cùng cần thiết để thử và đưa học sinh trở lại con đường học vấn.

Đứng trước Taj Mahal tại Ấn Độ, hướng dẫn viên Raju Usmani lo ngại về tương lai của con gái anh ấy. Do dịch COVID-19 đã tàn phá thu nhập của mình, anh có thể phải ngưng cho cô bé đến trường trong khi cô đang dần làm quen với nó sau gần 2 năm mắc kẹt ở nhà.

Areeba, 10 tuổi, là một trong số 1.6 tỉ đứa trẻ trên toàn cầu – hơn 90% học sinh – chịu tác động do việc đóng cửa trường học trong đại dịch, đối mặt với sự bất công thu nhập đang nhân rộng trong nước nói riêng và giữa các quốc gia nói chung.

Nếu không có những giải pháp kịp thời, nhiều quốc gia sẽ lâm vào tình cảnh thiếu hụt lao động có kĩ năng để phát triển trong tương lai, Jenkins nói, người đứng đầu mảng giáo dục tại cơ quan trẻ em U.N. UNICEF.

Anh cũng gia tăng lo ngại về rủi ro bất bình đẳng xã hội tại các quốc gia nơi một số lượng lớn thiếu niên không có kĩ năng, công việc hay hi vọng.

UNICEF phát biểu trước kỉ niệm hai năm kể từ khi bắt đầu đại dịch vào thứ sáu: trẻ em tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp chịu ảnh hưởng một cách không cân đốii do các trường học dự định sẽ đóng cửa lâu hơn và chúng ít có khả năng tiếp cận với cách học từ xa.

Không có những số liệu toàn cầu nào cho thấy con số những đứa trẻ đã bỏ học. Nhưng bằng chứng từ Uganda – nơi các trường học được mở cửa trở lại vào tháng một sau khi đóng cửa trong khoảng thời gian kỉ lục 22 tháng – đề xuất rằng gần 30% học sinh có thể chưa trở lại lớp học.

Việc đóng cửa trường học đã gia tăng tình trạng lao động trẻ em, mang thai ngoài ý muốn và tảo hôn, các nhà hoạt động quyền trẻ em cho biết. Và nhiều phụ huynh dần kiệt quệ do các lệnh phong tỏa không còn khả năng chi trả để con em của họ đến trường.

Ngân hàng Thế giới cho biết các lớp học bị đóng cửa có thể gây tổn hại 17 nghìn tỷ USD đến thu nhập trong cả vòng đời của những đứa trẻ – tương đương với 14% tổng sản phẩm nội địa trên toàn cầu – do sự mất mát giáo dục đã giới hạn cơ hội trong tương lai của chúng.

Thời khắc then chốt

Các nhà giáo dục nói rằng thế giới đang đứng giữa một ngã tư đường. Việc mở lại các lớp học là chưa đủ – các trường học phải đánh giá học sinh và giáo trình phải thích nghi với học sinh để giúp chúng bắt kịp tiến độ.

Bằng chứng từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ như sự kiện động đất năm 2005 tại Pakistan cho thấy tình trạng thất học có thể còn tăng lên sau khi trẻ em trở lại trường học nếu việc giảng dạy không được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của học sinh.

Tại Ấn Độ, những vấn đề của Usmani vẫn còn tiếp diễn thời gian dài. Thu nhập của anh ấy đã giảm sút còn 5 USD một ngày từ 13 USD khi trước dịch.

trường học

Vợ anh ấy đang bị ốm và con của anh đã bị tụt lại phía sau do họ không có khả năng truy cập internet để học trực tuyến.

Areeba, người muốn trở thành một giáo viên, cuối cùng cũng trở lại trường học vào tháng một, tái gia nhập cấp lớp mà cô đã học vào hai năm trước. Cô đã quên đi khoảng tiền cô dùng để lướt qua.

Ayazuddin, đứa em trai 5 tuổi của cô, đã trở lại trường mẫu giáo, chật vật trong việc ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Anh và Hindi.

Đó là một vấn nạn phổ biến trên toàn cầu, một số giáo viên cho biết những đứa trẻ không chỉ quên những gì chúng đã học, mà còn cả những kĩ năng để học nữa.

“Tương lai của con tôi phụ thuộc nền giáo dục của chúng tôi hiện tại”, Usmami, 38 tuổi, người phải trả khoảng 20 USD mỗi tháng cho trường tư vì anh nói rằng hệ thống trường công rất nghèo nàn.

“Tôi không muốn chúng được giáo dục nửa mùa như tôi đã từng”.

Areeba rất phấn khích khi được trở lại trường và cô chạy ngay về nhà để khoe với ba rằng cô đã được giáo viên thưởng những ngôi sao trong sách bài tập của mình.

“Nó thật sự rất nhớ trường học”, anh ấy nói. “Những ngày tháng trẻ em không muốn đến trường đã là dĩ vãng. Corona chắc chắn đã thay đổi điều đó”.

Tiếp cận toàn diện

Giáo dục đã lâm vào khủng hoảng ngay từ trước thời điểm đại dịch, với 53% trẻ 10 tuổi tại các quốc gia có mức thu nhập trung bình và thấp không thể đọc một mẩu truyện đơn giản, Ngân hàng Thế giới cho biết, cảnh báo rằng tình trạng này sẽ tăng lên mức 70% do những hậu quả tiềm tàng từ thập kỉ trước.

Nhưng trẻ em không chỉ thiếu học thức. Chúng cũng bị mất những cơ hội để phát triển các kĩ năng xã hội với bạn bè, chơi thể thao và, với một số đứa, mất cơ hội thoát khỏi vấn nạn lạm dụng, quấy rối tại nhà.

responsive large webp priQ7pp WsI7ZL2GiPdcU9jlPwFCQX38 jcr1cYSMJc

Nhiều đứa trẻ chật vật với cảm xúc cô lập, và một con số ước tính khoảng 5.2 triệu trẻ đang trải qua mất mát phụ huynh hay người chăm sóc do COVID-19.

Ông Jenkins tại UNICEF cho rằng các trường học phải có những cách tiếp cận toàn diện khi họ chào đón các em học sinh trở lại, tiếp cận với những vấn đề tâm lý, thần kinh và cả sức khỏe thể chất của chúng.

Tại nhiều quốc gia, những trẻ em gái bị tác động không đồng đều. Chúng thường khó tiếp cận với công nghệ hơn anh em của chúng, và thường phải phụ việc nhà khi lớp học kết thúc.

Cha mẹ cũng thường ưu tiên cho con trai đến trường thay vì con gái nếu tình hình kinh tế eo hẹp.

Nhưng đối với hàng trăm nghìn trẻ em gái khác thì còn một rào cản khác tới việc tiếp tục học tập – chúng có thai.

Năm 2020, tổ chức cứu trợ Tầm nhìn Thế giới ước tính khoảng 1 triệu trẻ em gái trải dài vùng ven Sahara tại châu Phi có thể phải bỏ học vì mang thai.

Rwanda và Sierra Leone đã nhận lời khuyến khích những phương án để các bà mẹ trẻ tuổi trở lại trường học.  Nhưng sự kì thị, nghèo đói và thiếu hụt sự chăm sóc cho trẻ vẫn kìm hãm việc tới trường của họ.

Tác động trong tương lai

Các nhà giáo dục nói rằng các chính phủ phải nỗ lực hơn để đánh giá số người đã bỏ học, và giải quyết các trở ngại ngăn cản chúng trở lại trường.

Nhiều trẻ em đã phải bỏ học để kiếm tiền. Trên toàn thế giới, 9 triệu rủi ro bị đẩy vào lao động trẻ em vào cuối năm 2022 do đại dịch, theo UNICEF.

Tại thủ đô của Uganda, Kampala, Kareen Kato, một học sinh đứng đầu môn khoa học với ước mơ trở thành một kĩ sư, đã chuẩn bị bắt đầu học cấp hai khi đại dịch bắt đầu bùng nổ.

responsive large webp O3b 2W6IFNeNE65MuCOCuc5EG EZedesp0YRwledUN0

Nhưng việc phong tỏa đã đánh thẳng vào tình hình tài chính của cha mẹ cậu, dập tắt ước mơ của cậu bé. Ở tuổi 14, cậu bé đã bắt đầu công việc của một thợ mộc để trợ giúp anh em của mình.

Người chị gái song sinh của cậy, Sumaya, đã hi vọng được trở thành một luật sư để chiến đấu chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội, nhưng cũng bị ép phải bỏ học và giờ phải phụ giúp mẹ của cô ở ngoài chợ.

“Những bạn học đã biệt danh cho cháu là ‘omuyiribi’ có nghĩa là một kẻ xin xỏ”, Kareem nói khi nén nước mắt khi cậu đang phải nhồi bông cho một chiếc gối. “Đôi lúc cháu khóc khi xem họ được trở lại trường một cách hạnh phúc, trong khi cháu phải đổ mồ hôi tại xưởng làm”.

Ngay cả trước khi đại dịch bùng nổ, Uganda đã thiếu lao động có kĩ năng theo nhu cầu, các nhà phân tích cho biết.

“Có thể chúng ta chưa thấy được các tác động ở thời điểm hiện tại, nhưng chúng ta sẽ thấy chúng trong tương lai”, Muhire Francis cho biết, một nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh Đại học Makerere.

“Hai năm đóng cửa trường học là rất lâu. Những tác động sẽ vô cùng khủng khiếp và dài lâu”.

Chia sẻ bài viết này:

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY