Hands-on and Minds-on learning: Dạy học sinh vừa học, vừa hành trên nền tảng trực tuyến 

Hands-on and Minds-on learning: Dạy học sinh vừa học, vừa hành trên nền tảng trực tuyến 

HỌC luôn đi đôi với HÀNH. Để tiếp thu hiệu quả, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen tiếp nhận kiến thức bằng mọi giác quan. Điều đó đòi hỏi giáo viên không chỉ quan sát, mà còn phải biết cách đặt câu hỏi, tạo ra các hoạt động gắn kết, thúc đẩy học sinh sử dụng mọi giác quan khi học. 

Tiếp nối chuỗi hội thảo được tổ chức vào thứ Sáu hàng tuần từ ClassIn Global, ngày 14/4/2023 vừa qua, ClassIn đã mang đến một webinar mới với chủ đề hết sức thú vị: “Hands-on and Minds-on learning” (Phương pháp giảng dạy đi đôi với thực hành).

Webinar đào sâu lợi ích của phương pháp dạy học qua chơi (learn through play) và chia sẻ phương pháp tạo ra các hoạt động tương tác, thiết bị vật lý, giáo cụ hữu ích giúp nâng cao trải nghiệm học đa giác quan!

Webinar được dẫn dắt bởi đại diện đến từ ClassIn Global – thầy Brent Strydom, hiện đang vận hành Happy Teachers Academy – chuyên tổ chức các buổi hội thảo, khóa huấn luyện trực tuyến dành cho giáo viên, đặc biệt phù hợp với giáo viên cấp 1 và các độ tuổi mầm non.

Hands-on & Minds-on learning

Học qua chơi – chìa khoá vàng để học sinh hứng thú và chủ động tìm tòi học tập

Phương pháp dạy học thông qua chơi (Learn through play) không còn là khái niệm quá xa lạ đối với thầy cô, đặc biệt là các thầy cô dạy chương trình ESL dành cho học sinh tiểu học. Với hướng tiếp cận giáo dục này, học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ, năng động.

Ở đây, thầy cô đóng vai trò như những người hướng dẫn – lồng ghép những kiến thức mới vào các hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của các em. 

image 142 1024x562 1

“Không phải chỉ khi dạy học trực tiếp, mà ngay cả trên nền tảng trực tuyến, tôi tin rằng thầy cô hoàn toàn có thể tạo ra những hoạt động tương tác thú vị cho học sinh của mình. Những hoạt động này không chỉ giúp nâng cao sự tập trung của học sinh, mà còn kích thích các em chủ động tham gia xây dựng bài học”, thầy Brent nhấn mạnh. “Hands-on và Minds-on, là sự kết hợp giữa các hoạt động thể chất với những bài học tư duy, để não bộ và tay chân của học sinh được hoạt động song song.

Khi cơ thể vật lý và tâm lý của các em đều được kích hoạt, não bộ của em cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn, hết công suất hơn, từ đó dần xây dựng được nền tảng kiến thức vững chắc.”

image 140 1024x561 1

Với học thông qua chơi, thầy cô có thể khiến bài giảng của mình thu hút hơn bằng các hoạt  động tập thể, lồng ghép những bài hát, video, các điệu nhảy để hâm nóng bầu không khí. 

Đối với hình thức học trực tuyến, thầy có thể áp dụng các công cụ tạo tương tác, ví dụ công cụ đếm thời gian (Timer), xúc xắc (Dice), các câu hỏi Kahoot! được tích hợp sẵn trên nền tảng như ClassIn để tạo ra những thử thách thú vị, vừa khuyến khích học sinh tham gia, vừa tạo được sự hứng thú vào nội dung bài học.

Một ví dụ về hoạt động đơn giản – dùng công cụ di chuyển để vẽ quái vật theo yêu cầu mà thầy cô có thể tham khảo như hình dưới dây:

image 138

Một hoạt động khác sử dụng công cụ bấm giờ (Timer) và xúc xắc (Dice) thú vị:

image 137

Trò chơi sẽ càng hấp dẫn hơn dưới áp lực thời gian! Thầy cô đừng quên sử dụng những hướng dẫn ngắn gọn, rõ ràng, lặp đi lặp lại, để học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ và làm theo.

Môi trường học trực tuyến không chỉ giới hạn trên chiếc màn hình!

Theo thầy Brent, thay vì giới hạn môi trường học của trẻ ở một vị trí cố định xung quanh chiếc màn hình, hãy để học sinh tự do vận động. Mở rộng lớp học của mình thành không gian rộng lớn quanh em.

Hãy khuyến khích học sinh bước ra khỏi ghế, cảm nhận không gian xung quanh bằng tất cả các giác quan của mình. Khuyến khích các em chạm vào sàn nhà, nhìn lên bầu trời, lắng nghe âm thanh xung quanh, sau đó đặt ra những câu hỏi để em chia sẻ về những điều em nhìn, nghe, hay cảm nhận được.

Bên cạnh sử dụng flashcard và hướng dẫn đọc từ vựng, thầy cô có thể khuyến khích các em đứng dậy và đi tìm những đồ vật xung quanh để miêu tả chúng. Thầy cô cũng có thể vận dụng những trò chơi truy tìm kho báu như Scavenger Hunt để khuyến khích học sinh vận động nhiều hơn.

image 139 1024x560 1

Tận dụng sensory learning – những trò chơi giác quan để học sinh “bật nắp” sáng tạo 

Các trò chơi giác quan khuyến khích khả năng mô tả và biểu lộ ý nghĩ, cũng như sự kết nối giữa từ ngữ và đồ vật. Đây là những hoạt động nhằm kích thích các giác quan của học sinh như nghe, nhìn, sờ, nếm và ngửi. Giống như được học tập cùng giáo cụ trực quan, học sinh sẽ dễ dàng tiếp nhận cũng như hiểu rõ một ngữ nghĩa nào đó nếu như được trực tiếp cảm nhận.

Ví dụ, cho học sinh sờ vào đá lạnh, nước nóng để trẻ cảm nhận được nhiệt độ, chơi với gạo, đậu để kích thích xúc giác hay nghịch màu nước bằng tay để cảm nhận màu sắc.

image 136

Những trò chơi giác quan, chẳng hạn như sử dụng âm thanh, hình ảnh để khơi gợi trí tưởng tượng và kích thích học sinh tự sáng tạo, các em sẽ chủ động học hỏi, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, phát triển toàn diện về ngôn ngữ, cảm xúc, tinh thần và vận động.

Một vài ví dụ về cách hoạt động kết hợp thính giác với trí tưởng tượng hay ho thầy cô có thể tham khảo như nghe audio và chọn hình đúng:

image 141

hay nghe nhạc và vẽ tranh:

image 134

Trên đây là những gợi ý để thầy cô thấy được những lợi ích tuyêt vời của “Hands-on and Minds-on learning”, đồng thời chia sẻ một số phương pháp để thầy cô tạo ra một môi trường học mà chơi, chơi mà học thật hiệu quả trên nền tảng trực tuyến. “Hands-on and Minds-on learning” là webinar thứ hai tiếp nối chuỗi webinar được tổ chức hàng tuần từ ClassIn Global, với mục tiêu chia sẻ, trang bị cho thầy cô những kinh nghiệm, phương pháp dạy học hiệu quả, đặc biệt là trên nền tảng online.

>>> Thầy cô có thể trực tiếp xem lại toàn bộ nội dung của webinar bằng cách đăng ký mẫu dưới đây: https://share.hsforms.com/1IxaocLYYRq6woItvbjeqNw56df3

Chia sẻ bài viết này:

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY