Song song với việc dạy học, giáo viên cũng có thể tạo bài kiểm tra trực tiếp trên ứng dụng ClassIn dưới nhiều dạng câu hỏi như trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, tự luận, v.v. Tính năng này sẽ giúp quý thầy cô dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc đánh giá chất lượng của học viên trong lớp học. Trong bài viết này, ClassIn sẽ hướng dẫn quý thầy cô cách tạo bài kiểm tra cho học sinh bằng tính năng Test.
Bước 1: Sau khi đã vào lớp cần giao bài tập, ta chọn vào mục Khóa học (Course), tiếp đến chọn Tạo (Create) và cuối cùng chọn Bài kiểm tra (Test).
Bước 2: Sau khi hộp thoại Tạo bài kiểm tra (Create Test) xuất hiện, giáo viên có thể nhập câu hỏi theo các hình thức sau:
Chọn câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi: Chọn các câu hỏi hoặc các đề thi đã được giáo viên tạo từ trước và lưu trên CloudDisk cá nhân hoặc được trao quyền từ nhà trường.
Thêm câu hỏi: Tạo các câu hỏi mới bằng cách nhập thủ công
Thêm hàng loạt câu hỏi: Tạo các câu hỏi mới bằng cách tải lên hàng loạt câu hỏi (Batch Import).
Bước 3: Trước hết, ta sẽ tìm hiểu cách nhập thủ công từng câu hỏi mới ở tùy chọn Thêm câu hỏi (Add Question). Tại đây, ta nhấn chọn mục Add Question, sau đó cửa sổ để thêm câu hỏi sẽ hiện ra.
Với bản cập nhật mới nhất, ClassIn cải tiến thêm bộ lọc phân cấp độ (Stage) và môn học (Subject). Vậy nên khi muốn lưu 1 câu hỏi vào Question bank, bạn cần chọn bộ lọc phân cấp này.
- GV sẽ có thêm lựa chọn phân cấp cho câu hỏi như Dễ, Khá dễ, Trung bình, Khá khó, Khó.
- GV có thể thêm giải thích cho các dạng câu hỏi của mình
Các thao tác cơ bản như clip sau:
Multiple Choice: Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm chỉ chọn được 1 đáp án. Nhập nội dung câu hỏi, sau đó điền các đáp án trắc nghiệm tại các lựa chọn A B C D (có thể sử dụng từ ngữ hoặc hình ảnh) và click chọn một trong số chúng để quy định đáp án đúng (chữ cái đáp án đúng được tô màu xanh).
Multiple-Select: các thao tác tương tự với trắc nghiệm 1 đáp án, tuy nhiên đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm có thể chọn nhiều đáp án khác nhau. Cách tạo câu hỏi tương tự với dạng câu single-choice question, chỉ khác là giáo viên có thể cài đặt một hoặc nhiều đáp án đúng cho mỗi câu hỏi.
True or False: Đây là dạng câu hỏi chọn đúng hoặc sai. Cách tạo câu hỏi cũng tương tự như 2 dạng câu hỏi trên. Giáo viên sẽ điền nội dung câu hỏi, sau đó chọn đáp án đúng bằng cách tick vào câu trả lời tương ứng.
Fill in the blanks: Dạng câu hỏi điền vào chỗ trống yêu cầu học viên gõ câu trả lời vào ô đáp án. Tương tự như các câu hỏi dạng khác, giáo viên có thể chọn Add Answer để thêm số lượng đáp án và chọn Add Explanation để thêm lời giải cho câu hỏi. Lưu ý: ClassIn khuyến khích các câu hỏi được đánh số để học viên điền đúng đáp án theo thứ tự ô trống. Ngoài ra, giáo viên còn có thể thêm một số cài đặt khác như sau:
- Chọn Allow answers in a different order from the correct answer để cho phép học viên viết đáp án không cần theo thứ tự câu hỏi.
- Chọn Allow answers of different cases from correct answers để bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa/thường giữa đáp án và câu trả lời của học viên.
Với bản cập nhật mới, GV có thể thêm nhiều đáp án cho 1 khung trả lời mà không cần tạo thêm câu trả lời mới.
Q&A: Đây có thể xem như dạng câu hỏi tự luận. Dạng câu hỏi Q&A trên ClassIn yêu cầu giáo viên chấm điểm thủ công. Vì vậy, phần Add Answer là không bắt buộc, giáo viên có thể thêm đáp án ở phần này để học viên tham khảo.
Advanced: Đây là dạng câu hỏi nâng cao có thể bao gồm các dạng câu hỏi khác để tạo thành một bộ câu hỏi tổ hợp. Tại phần này, giáo viên cần bấm chọn Thêm (Add Sub-question) để thêm các câu hỏi con. Thao tác tạo các câu hỏi con tương tự như các dạng câu hỏi trước
Bộ công cụ soạn thảo văn bản #
Giáo viên có thể điều chỉnh định dạng văn bản để trực quan và đa dạng hóa các nội dung trong đề kiểm tra thông qua bộ công cụ soạn thảo văn bản mà ClassIn cung cấp. Bộ công cụ soạn thảo văn bản của ClassIn cho phép giáo viên thực hiện các tùy chỉnh như In đậm (Bold), In nghiêng (Italic), Gạch chân (Underline), hoặc Thay đổi kích thước chữ (Font Sizes),…
Giao diện bộ công cụ soạn thảo văn bản khi Tạo bài kiểm tra mới (Create Test).
Giới thiệu các thao tác khi sử dụng bộ công cụ soạn thảo văn bản để Tạo bài kiểm tra mới (Create Test).
Giao diện bộ công cụ soạn thảo văn bản khi Thêm câu hỏi (Add question).
Giao diện bộ công cụ soạn thảo văn bản khi Thêm đáp án (Add answer).
Bước 5: Giáo viên có thể thực hiện thêm các cài đặt bổ sung cho bài kiểm tra như sau:
- Đặt tên và nhập mô tả (nếu có) cho bài kiểm tra.
- Điều chỉnh điểm/thứ tự/xóa/thiết lập thêm cho câu hỏi.
- Tại mục Lớp học (Class), giáo viên có thể chọn lớp cần đăng bài kiểm tra.
- Tại mục Chương (Unit), giáo viên có thể chọn chương cần đăng bài kiểm tra.
- Tại mục Học viên (Students), chọn học sinh cụ thể để làm bài kiểm tra. Lưu ý, nếu để mặc định, tất cả học sinh trong lớp đều có thể thấy và làm được bài kiểm tra này.
- Tại phần Giáo viên (Teacher), nếu ta hiện đang là giáo viên chủ nhiệm (head-teacher) của khóa học, ta có thể tùy chọn tên một giáo viên có trong khóa học để giao bài bài kiểm tra.
- Tại ô Thời gian (Time), ta cài đặt thời gian học viên có thể thấy và tham gia làm bài.
- Tại ô Thời hạn làm bài (Time Limit), ta điền giới hạn thời gian làm bài của bài kiểm tra.
Tại mục Thêm (More), giáo viên có thể:
- Cho phép học sinh có thể xem bài kiểm tra và thành tích của nhau bằng cách bật nút Student can view tests and grades of each other.
- Cho phép học sinh nhìn thấy đáp án và lời giải bằng cách bật nút Show answers and explanations. Tại đây, giáo viên có các lựa chọn thời điểm hiển thị đáp án: sau khi học sinh nộp bài (Visible after submit), sau khi bài làm đã được giáo viên chấm điểm (Visible after review) và sau khi kết thúc thời hạn làm bài kiểm tra (Visible after deadline).
- Cho phép học sinh nộp muộn sau thời hạn làm bài bằng cách bật nút Allow late submission.
- Cho phép những học sinh tham gia lớp sau có thể làm bài kiểm tra bằng cách bật nút Open to latecomers.
- Thêm phần kiểm tra lại câu trả lời cho câu hỏi Điền vào chỗ trống của học sinh một cách thủ công bằng cách bật nút Manual review for fill in the blanks.
- Thêm điều kiện tiên quyết để mở khóa hoạt động bằng tính năng Prerequisite. Chi tiết cách sử dụng tính năng Giáo viên có thể xem tại đây.
Bước 6: Giáo viên có thể Xem trước (Preview) bài kiểm tra hoặc tải mẫu bài kiểm tra vừa tạo về máy (Download Paper). Cuối cùng, giáo viên có thể chọn Lưu nháp (Save as Draft) hoặc Đăng (Post) bài tập lên lớp học.
Chọn câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi (Question bank) #
Ngân hàng câu hỏi sẽ bao gồm 3 sections:
- Ngân hàng câu hỏi của tôi: Bao gồm các câu hỏi bạn đã lưu vào Clouddisk cá nhân
- Ngân hàng câu hỏi của trường: Bao gồm các câu hỏi mà nhà trường đã trao quyền truy cập cho GV
- Ngân hàng câu hỏi ClassIn: Bao gồm các câu hỏi có trong hệ thống của ClassIn ( Đa số sẽ là các câu tiếng Trung)
Tải dữ liệu hoạt động Bài kiểm tra (Test) #
Để có thể tải dữ liệu hoạt động bài kiểm tra (Test), giáo viên thực hiện theo các thao tác sau:
Bước 1: Vào khóa học, chọn bài kiểm tra cần tải dữ liệu hoạt động về.
Bước 2: Chọn “Đã đánh giá” và chọn biểu tượng như hình để tải dữ liệu hoạt động dưới dạng file excel.
Nội dung trong file bao gồm:
- Tên tổ chức (Instituition Name): Tên của tổ chức giáo dục liên quan.
- Thời gian xuất báo cáo (Export time): Thời điểm thông tin được xuất ra từ hệ thống.
- Tên học sinh (Student Name): Liệt kê tên các học sinh tham gia bài kiểm tra.
- Trạng thái nộp bài (Submitted): Xác nhận việc học sinh đã nộp bài và nếu có, liệu bài làm có là bài kiểm tra bù hay không (Make up).
- Thời gian làm bài (Time Spent): Thời gian mà học sinh đã dành để hoàn thành bài kiểm tra.
- Đánh giá (Reviewed): Trạng thái đánh giá bài kiểm tra, cho biết bài làm đã được giáo viên xem xét hay chưa.
- Điểm số (Score) và độ chính xác (Accuracy Rate): Điểm số học sinh đạt được, cùng với tỷ lệ chính xác tính theo phần trăm.
- Kết quả đúng (Correct), sai (Wrong), trả lời một phần (Partially Correct), chưa trả lời (Unanswered): Số câu trả lời đúng, sai, và những câu trả lời chỉ chính xác một phần và chưa trả lời
- Câu chưa trả lời (Unanswered): Số lượng câu hỏi chưa được trả lời.
- Điểm từng câu hỏi (Score): Điểm số từng câu hỏi với giá trị cụ thể, cùng với câu trả lời mà học sinh đã chọn (Student Answer).
- ID khóa học (Course ID) và tên bài kiểm tra (Test Name): ID của khóa học và tên của bài kiểm tra liên quan.
- Số lượng câu hỏi (Number of questions) và tổng điểm (Full Marks): Tổng số câu hỏi có trong bài kiểm tra và tổng số điểm tối đa mà học sinh có thể đạt được.
Nhận xét của giáo viên (Reviewer): Nhận xét của giáo viên cho bài kiểm tra
Về ClassIn
ClassIn, ra mắt từ năm 2016, là nền tảng chuyên biệt cho dạy – học trực tuyến, nhanh chóng được người dùng toàn cầu ưa chuộng. ClassIn hiện đã hiện diện trên 150 quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như Anh, Mỹ, Úc, Nhật,…với hơn 60 ngàn trường học sử dụng. Với châm ngôn “học khác với họp”, các tính năng của ClassIn giúp giáo viên thiết kế lớp học online vô cùng sinh động, mô phỏng gần như 90% các hoạt động trong lớp offline.