Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi để đáp ứng các nhu cầu mới. Trong đó không thể không nhắc tới đó là đổi mới trong quá trình đào tạo, yêu cầu phải áp dụng công nghệ vào dạy học trực tuyến (E-learning). Vì thế thuật ngữ Instructional design ra đời để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết kế một kế hoạch chương trình đào tạo trực tuyến phù hợp với quy mô, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, và vừa đạt hiệu quả cao.
Vậy thì hãy cùng chúng tôi đọc bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về Instructional design nhé!
Instructional design là gì?
Instructional design còn được gọi là thiết kế giảng dạy hay phát triển hệ thống hướng dẫn (Istructional Systems Development). Đây là phương pháp có hệ thống dùng phân tích, thiết kế, phát triển bất kỳ số liệu và kinh nghiệm giảng dạy nào theo một cách nhất quán và đáng tin cậy để nhằm đạt được hiệu quả, hấp dẫn và truyền cảm hứng.
Bên cạnh đó, Instructional design còn được gọi là thiết kế được kết hợp giữa giáo dục, tâm lý học và truyền thông nhằm xây dựng chương trình đào tạo riêng cho từng đối tượng cụ thể, tối ưu hóa trải nghiệm học tập, giúp người học có thể hiểu rõ hơn kiến thức và khái niệm được truyền tải.
Các thành phần và yếu tố cơ bản trong Instructional design
Thiết kế giảng dạy có rất nhiều mô hình và quy trình cụ thể, nhưng nhìn chung nền tảng của Instructional design là ADDIE. Trong đó A là Analyze (phân tích), D là Design (Thiết kế), D là Develope (Phát triển), I là Implement (Thực hiện), và cuối cùng E là Evaluate (Đánh giá).
- Analyze bao gồm các hoạt động phân tích, tìm hiểu nhu cần để tìm ra được định hướng và phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Design là việc thiết kế các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn, và phương pháp sư phạm sẽ sử dụng, để từ đó đưa ra các mục tiêu đào tạo cụ thể và xây dựng các chương trình và giáo án giảng dạy.
- Develop là việc phát triển các nội dung, hình ảnh, video, và đánh giá chương trình học.
- Implement là việc triển khai các nội dung giảng dạy và hệ thống quản lý học tập (Learning Management System)
- Evaluate là đánh giá lại các hoạt động giảng dạy và học tập có đi đúng hướng hay chưa và cần khắc phục hay cải thiện ở điểm nào.
Bên cạnh mô hình ADDIE, chúng ta còn có một số mô hình Instructional Design phổ biến như SAM (Successive Approximation Model), Adult Learning Theory, Bloom’s Taxonomy. Tuy nhiên, mỗi mô hình sẽ có những ưu và khuyết điểm riêng của nó. Vì thế người làm trong lĩnh vực Instructional Design cần xác định, đánh giá để đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
Lợi ích của Instructional design
Việc học trở nên hấp dẫn. Thiết kế hướng dẫn đặc biệt chú ý đến việc làm cho toàn bộ trải nghiệm học tập trở nên thú vị hơn bằng cách biến mỗi bước thành một hoạt động hấp dẫn. Điều này làm cho toàn bộ trải nghiệm học tập trở nên thú vị hơn, chân thực hơn và đáng nhớ hơn.
Hiệu quả về mặt chi phí. Thiết kế giảng dạy đảm bảo rằng người học sẽ học hiệu quả thông qua các tài liệu học tập chất lượng cao dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người học. Những tài liệu này cũng được tập trung và tùy chỉnh để giải quyết các nhu cầu cụ thể.
Nội dung đơn giản và dễ hiểu cho người mới bắt đầu. Khác so với các chương trình học khác thường được biên soạn bởi các chuyên gia ở từng lĩnh vực và có nội dung chứa các thuật ngữ khó hiểu, khó ghi nhớ, và làm cho việc học trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, các nhà thiết kế hướng dẫn thường đơn giản hóa nội dung của khóa học đến mức mà ngay cả người mới bắt đầu cũng có thể hiểu được.
Mang lại kết quả học tập tốt. Những người làm trong lĩnh vực này tạo ra các kế hoạch bài học nhằm thu hút học viên, vì vậy họ có nhiều khả năng đạt được mục tiêu của mình hơn. Đánh giá là giai đoạn quan trọng cuối cùng của việc thực hiện thiết kế hướng dẫn, vì vậy người hướng dẫn có thể đảm bảo rằng các buổi học đã đạt được hiệu quả trong việc đáp ứng các mục tiêu đặt ra.
Nội dung với thời hạn sử dụng lâu hơn. Khi thiết kế một chương trình giảng dạy và phát triển một khóa học, các nhà thiết kế hướng dẫn thường ưu tiên tính bền vững khi thiết kế chương trình đào tạo. Thế nên các khóa học được tạo bởi các nhà thiết kế hướng dẫn được biết là có thể tồn tại trong nhiều năm mà không cần cập nhật
Một vài lưu ý nhỏ khi áp dụng Instructional Design
Quan tâm và nâng cao khả năng tương tác với học viên
Để làm được như vậy đòi hỏi các nhà thiết kế giảng dạy phải dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu từng đối tượng học viên khác nhau để từ đó xây dựng các chương trình giảng dạy phù hợp với các nội dung và hoạt động hấp dẫn.
Sắp xếp và lựa chọn các hoạt động phù hợp
Cần xác định, lựa chọn nội dung và thông tin để truyền tải đến cho người học phù hợp vào đúng thời điểm và đúng đối tượng người học. Để làm giảm áp lực căng thẳng học tập và tăng hiệu quả làm việc của học viên
Đo lường tiến độ và kết quả học tập thường xuyên
Đây là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết. Việc đo lường sẽ đảm bảo các chương trình giảng dạy có phù hợp và hiệu quả hay không. Để từ đó thay đổi và khắc phục kịp thời.
Như vậy, chúng tôi đã phân tích Instructional design một cách cụ thể nhất. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và áp dụng một cách phù hợp nhất.
Liên hệ ngay ClassIn Vietnam – Giải pháp công nghệ tăng cường trải nghiệm tương tác cho mọi nhu cầu học tập & giảng dạy.
– Hotline: 028 7105 9900
– Email: vietnam@classin.com
Theo dõi các trang mạng xã hội chính thức của ClassIn Việt Nam để cập nhật thông tin giáo dục mới và hấp dẫn nhất:
– Website: https://classin.com.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/classinvn/
– Cộng đồng ClassIn Việt Nam
– Linkedln: https://www.linkedin.com/company/77118052/
– Youtube: https://www.youtube.com/@classinvietnam
– Zalo OA: https://zalo.me/969532060235254254
>>> Xem thêm: Mô hình lớp học thông minh ở Việt Nam? Giới thiệu chi tiết nhất