OMO (Online-Merge-Offline) – mô hình lớp học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của nhiều trường học, trung tâm đào tạo nhờ tính linh hoạt, tiết kiệm cùng hiệu quả mang lại.
Không chỉ giải quyết được bài toán thiếu hụt nhân sự giáo dục, mô hình lớp học OMO còn giúp các trung tâm, nhà trường tối ưu hóa chi phí, mang lại trải nghiệm học chất lượng cho người học với mức học phí phải chăng.
Tuy nhiên, việc triển khai các mô hình OMO tại Việt Nam hiện nay vẫn gặp không ít thách thức về hạn chế công nghệ, trình độ của giáo viên cũng như lựa chọn các ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp thay thế sao cho phù hợp.
Bài viết sẽ mang lại cái nhìn tổng quát về mô hình OMO và những ví dụ thực tiễn về việc triển khai OMO sao cho hiệu quả ở thị trường giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Dạy học online kết hợp offline: xu thế tổ chức lớp học thời kỳ “hậu chuyển đổi số”
Mô hình lớp học OMO (Online-Merge-Offline – trực tuyến kết hợp trực tiếp) bao gồm một nền tảng đóng vai trò kết nối không gian học tập từ online đến offline, kết nối các ứng dụng công nghệ, giáo viên và người học trong một lớp học lớn, cho phép giáo viên có thể giảng dạy học sinh từ bất cứ đâu.
Mô hình này mang đến sự thuận tiện tối đa cho hoạt động giáo dục. Theo đó, cùng một thời điểm, cùng một tiết học, học sinh có thể đến lớp học offline ở trường hoặc truy cập vào máy tính để học online. Tương tự, giáo viên không cần phải đến lớp học trực tiếp mà chỉ cần đăng nhập vào hệ thống để tiến hành giảng dạy. Nhờ cách thức vận hành này, OMO có thể đảm bảo trải nghiệm học tập giàu tương tác và không bị gián đoạn bất kể giáo viên hay học sinh đang ở đâu.
Thực tế, mô hình OMO đã được các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha… nghiên cứu và áp dụng từ năm 2015. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu vô tình đặt áp lực “chuyển đổi số” lên mọi lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có cả giáo dục. Phương thức dạy và học OMO từ đó càng trở nên phổ biến và phát huy hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm về mô hình lớp học Online kết hợp Offline và hướng dẫn xây dựng mô hình OMO trên Blog của ClassIn tại: https://classin.com.vn/mo-hinh-lop-hoc-online-ket-hop-offline-omo-tuong-lai-cua-giao-duc-hau-covid/
OMO – dấu gạch nối giữa lớp học truyền thống và không gian học tập trực tuyến hiện đại thời 4.0
Mô hình OMO đã khắc phục được những khuyết điểm và tận dụng lợi thế của hai hình thức học trực tiếp (offline) và trực tuyến (online). Ví dụ, với hình thức tự học online tại nhà, nhiều học sinh sẽ khó tập trung vì không có tương tác. Mô hình OMO khắc phục điều này bằng việc bố trí lớp học trực tiếp và có giáo viên hoặc trợ giảng trực tiếp phụ trách lớp, hướng dẫn các con từ xa. Ngược lại, nhờ có thể truy cập lớp học trực tuyến, học sinh tại các vùng sâu vùng xa vẫn có thể được học với giáo viên giỏi, chất lượng từ các thành phố lớn hay thậm chí ở nước ngoài.
Không chỉ tạo được sự chủ động cho học sinh, phụ huynh và giáo viên, nhờ ứng dụng công nghệ cho phép lưu trữ và quản lý dữ liệu, các doanh nghiệp giáo dục, nhà trường còn có thể dễ dàng quản lý được đầu vào, kiểm soát đầu ra, giám sát được cả quá trình dạy của giáo viên và tiến độ của học sinh qua từng buổi học.
Với mô hình OMO, học sinh ở bất cứ đâu cũng có thể được học với giáo viên giỏi, được tiếp cận với giáo trình chuẩn quốc tế, quy trình học thông minh, nền tảng công nghệ hiện đại, tài nguyên học liệu điện tử phong phú…
Xu hướng ứng dụng mô hình OMO tại Việt Nam
Tại Đại học Mở Thượng Hải (ShangHai Open University), mô hình OMO đã được giả lập và áp dụng trong một số lớp học. Qua khảo sát, tất cả sinh viên và giáo viên đều có phản hồi tích cực đối với trải nghiệm dạy và học theo mô hình này. Toàn bộ số học viên và 94.4% giáo viên bày tỏ sẵn sàng sử dụng OMO trong tương lai. So sánh với lớp học thông thường, sử dụng mô hình OMO, sinh viên đã có thể sắp xếp thời gian và địa điểm học linh hoạt hơn, đồng thời vẫn nhận được sự hỗ trợ từ các giảng viên trực tiếp, nhờ đó cải thiện chất lượng học đáng kể.
Thêm vào đó, ngày càng nhiều các trường Đại học hàng đầu thế giới như Harvard, MIT, Princeton, v.v. đã triển khai các lớp học kết hợp OMO thông minh, thông qua các nền tảng học trực tuyến bao gồm Coursera, Udacity, và edX.
Tại Việt Nam, Galaxy Education – đơn vị sở hữu thương hiệu HOCMAI hiện đã và đang áp dụng mô hình giáo dục OMO bằng cách liên kết với các trường học, mở những lớp học dạy tiếng Anh IELTS, Cambridge. HOCMAI đầu tư trang thiết bị cho lớp học tại nhà trường, bao gồm hệ thống máy chiếu, số lượng lớn các máy tính bảng, hệ thống âm thanh, đường truyền kết nối Internet và các thiết bị phục vụ hỗ trợ giảng dạy khác. Tại lớp học, các em sẽ được học online với đội ngũ giáo viên Việt Nam chất lượng cao. Tính đến năm 2022, mô hình OMO đã được Galaxy Education triển khai thí điểm tại 159 trường học và 3 trung tâm HOCMAI lớn tại thành phố Hà Nội, Nghệ An, Thái Nguyên và đón nhận những phản hồi tích cực cả từ giáo viên và học sinh.
Bên cạnh đó, thị trường cũng chứng kiến nhiều trường học, đơn vị, start-up giáo dục bắt đầu triển khai mô hình OMO kể từ đại dịch Covid, đơn cử như Trường Tiểu học I Can School (thành phố Hồ Chí Minh), Yola, Teky, iSMART education… hay Manabie, start-up giáo dục đến từ Singapore đã gọi vốn thành công 3 triệu USD từ các quỹ đầu tư Do Ventures, Genesa Ventures, Chiba Dojo… năm 2021.
Triển khai mô hình OMO dễ dàng với ClassIn
Một ví dụ cụ thể về cách triển khai mô hình OMO tại các trường đại học. Trong đó, ở một lớp học OMO gồm 50 sinh viên ngồi học trực tiếp ở giảng đường và 25 sinh viên học trực tuyến tại nhà. Trường học đã trang bị camera thu tiếng, máy tính kết nối với màn hình tương tác và phần mềm trợ giảng ClassIn X, hệ thống âm thanh và Internet. Khi giảng viên dạy trên lớp, camera sẽ ghi hình tiết học và chuyển đến cho học sinh qua ClassIn. Học sinh học trực tuyến có thể cùng lúc tương tác trực tiếp với giảng viên và bạn học. Giảng viên ngược lại cũng có thể tương tác và nhận phản hồi trực tiếp từ học viên học online qua công cụ chat, phát bảng đen nhỏ, đưa học sinh lên và xuống bục giảng trên ClassIn.
Tháng 6 vừa qua, đội ngũ ClassIn Việt Nam đã có chuyến khảo sát thực tế tại khu phòng học của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUTE), Đại học Bạc Liêu (BLU) và Đại học Kiên Giang (KGU) để lên phương án lắp đặt các thiết bị phục vụ cho mô hình lớp học OMO. Dự kiến trong tương lai, ClassIn sẽ còn tiếp tục đồng hành cùng nhiều trường học, đơn vị giáo dục để triển khai các mô hình lớp học thông minh, mở ra thêm nhiều cơ hội cho hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu.
Mô hình OMO ở Việt Nam hiện nay vẫn đầy tiềm năng phát triển khi các nền tảng online ngày càng bổ trợ hiệu quả cho các cơ sở giáo dục thông qua các trải nghiệm học tập thuận tiện, bên cạnh các lớp học offline. Trong thời gian tới, mô hình lớp học OMO hứa hẹn sẽ là một hướng mở rộng phù hợp trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp giáo dục.
Liên hệ ngay ClassIn Vietnam – Giải pháp công nghệ tăng cường trải nghiệm tương tác cho mọi nhu cầu học tập & giảng dạy.
– Hotline: 028 7105 9900
– Email: vietnam@classin.com
Theo dõi các trang mạng xã hội chính thức của ClassIn Việt Nam để cập nhật thông tin giáo dục mới và hấp dẫn nhất:
– Website: https://classin.com.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/classinvn/
– Cộng đồng ClassIn Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/classinvn
– Linkedln: https://www.linkedin.com/company/77118052/
– Youtube: https://www.youtube.com/@classinvietnam
– Zalo OA: https://zalo.me/969532060235254254