Ngày 07/03/2024 vừa qua, hội thảo OMO mang chủ đề “Ứng dụng thang đo Bloom: Nâng cao chất lượng đào tạo” do ClassIn Việt Nam phối hợp cùng Cộng đồng thực hành giảng dạy tiếng Anh CEP đồng tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự đồng hành của cô Thu Trang và cô Huỳnh Phương – các giáo viên, diễn giả khách mời của sự kiện.
“Ứng dụng thang đo Bloom: Nâng cao chất lượng đào tạo” là workshop đầu tiên được tổ chức offline của ClassIn trong năm 2024, tổ chức theo mô hình online kết hợp offline (OMO). ClassIn đã vinh dự được chào đón 15 thầy cô đến với văn phòng của ClassIn, cùng 54 thầy cô tham gia trực tiếp phòng học Online và 250 người xem theo dõi đồng thời qua Livestream. Workshop đã mở ra không gian chia sẻ cởi mở, thành công kết nối các thầy cô, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, xoay quanh việc ứng dụng và thực hành thang đo Bloom vào giảng dạy ngôn ngữ.
Lớp học online kết hợp offline (OMO): xu hướng giáo dục của tương lai
“Mô hình OMO là giải pháp cho tất cả những rào cản về mặt địa lý, chi phí vận hành của hầu hết mọi doanh nghiệp giáo dục. Cùng một thời điểm, cùng một tiết học, học sinh có thể đến lớp học offline ở trường hoặc truy cập vào máy tính để học online. Tương tự, giáo viên không cần phải đến lớp học trực tiếp mà chỉ cần đăng nhập vào hệ thống để tiến hành giảng dạy ”, anh Phúc Đỗ – chuyên gia tư vấn các giải pháp công nghệ của ClassIn – chia sẻ tại sự kiện.
Mô hình lớp học Online-Merge-Offline – trực tuyến kết hợp trực tiếp (OMO) thực tế đã được các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha… nghiên cứu và áp dụng từ năm 2015. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu vô tình đặt áp lực “chuyển đổi số” lên mọi lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có cả giáo dục. Phương thức dạy và học OMO từ đó càng trở nên phổ biến và phát huy hiệu quả. Tại Việt Nam, nhiều trung tâm và hệ thống trường học đã bắt đầu ứng dụng OMO vào đào tạo, với mục tiêu rút ngắn khoảng cách đến người học, tối ưu chi phí vận hành và tối đa sử dụng tài nguyên tiếp cận đến nhiều người dùng tiềm năng.
“Lợi ích lớn nhất của mô hình OMO chính là sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ. Chẳng hạn, với các lợi thế về mặt công nghệ, giáo viên có thể dễ dàng tương tác, chia sẻ bài giảng cho học sinh, ghi hình lớp học và lưu trữ dữ liệu để thuận tiện cho học sinh theo dõi, làm bài tập về nhà. Trước mỗi giờ học, học sinh cũng có thể nhận được thông báo nhắc nhở vào lớp từ hệ thống”, anh Phúc Đỗ chia sẻ thêm. “Với màn hình cảm ứng và bảng đen thông minh, học sinh trên nền tảng online cũng có thể tham gia tương tác trực tiếp hệt như đang ngồi học ở lớp học truyền thống.”
Mô hình này vừa mang lại cơ hội được học những khóa học chất lượng với giáo viên giỏi, vừa linh hoạt về mặt không gian địa điểm tiện lợi cho tất cả mọi người. Mặt khác, trung tâm có thể tiếp cận với đông đảo học sinh từ khắp mọi nơi, kể cả các quốc gia khác. Đây là một ưu điểm nổi bật so với một lớp học thông thường.
ClassIn cung cấp đa dạng các giải pháp dạy học theo mô hình online kết hợp offline, bao gồm các sản phẩm nền tảng dạy học trực tuyến, quản lý hệ thống, thí nghiệm ảo, phòng học thông minh. Tại sự kiện, các thầy cô đã có cơ hội được trải nghiệm bảng thông minh và nền tảng ClassIn, sử dụng các công cụ kéo thả, hỗ trợ dạy học, tương tác trực tiếp cùng các thầy cô offline.
>>> Tìm hiểu thêm các giải pháp dạy học chuyên nghiệp của ClassIn và xem demo trực tiếp qua phần trình bày của anh Phúc Đỗ tại sự kiện:
Thấu hiểu Bloom’s taxonomy từ A-Z: thang đo 6 cấp độ nhận thức
Thang đo Bloom’s taxonomy hay kim tự tháp nhận thức Bloom chính là thang đo phân loại các mục tiêu học tập của học sinh theo các cấp bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đo lường và sáng tạo. Được ra đời từ năm 1956 bởi Benjamin Bloom – nhà tâm lý học giáo dục và là chủ tịch ủy ban các nhà giáo dục tại Đại học Chicago, Mỹ – thang đo Bloom giúp phân bổ, đo lường các mục tiêu học tập theo chuỗi đơn vị các bài học.
“Vào năm 1956, thang đo Bloom ban đầu bao gồm nhiều danh từ để minh họa các tiêu chuẩn giáo dục khác nhau. Phải đến năm 2001, đồng sự của Bloom mới bắt đầu hoàn thiện thang đo này, chuyển sang sử dụng nhiều động từ hơn, mức độ thực hành của thang đo này mới thực sự hiệu quả, giúp giáo viên định hướng được hướng đi của mình trong quá trình soạn bài và thiết kế nội dung giảng dạy, đánh giá học viên. Thang đo Bloom dần dần được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục ngôn ngữ”, cô Thu Trang, giáo viên chuyên gia, chia sẻ tại sự kiện. Được biết, cô Trang là Thạc sỹ Giáo dục chuyên ngành TESOL tại Đại học Edith Cowan, Úc, hiện là giảng viên tại Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang.
Thang đo Bloom không nhất thiết phải đi tuần tự, mà có thể kết hợp liên tục những giai đoạn gần kề nhau. Ví dụ, khi thầy cô muốn học sinh hiểu một đoạn văn tiếng Anh, thang đo Bloom sẽ giúp giáo viên chia nhỏ khái niệm “hiểu” thành nhiều mục tiêu cụ thể: học sinh có thể tóm tắt ý chính, phân loại thông tin, hoặc kể lại nội dung theo cách hiểu của mình. Thầy cô có thể dựa vào những mục tiêu cụ thể này để xác định xem học sinh đang ở giai đoạn nào, từ đó lên kế hoạch giảng dạy phù hợp.
Nhắc đến thang đo Bloom, thầy cô có thể lưu ý hai từ khóa quan trọng: LOTS (lower order thinking skills) chỉ 3 cấp độ tư duy cơ bản và HOTS (higher order thinking skills) chỉ 3 cấp độ tư duy nâng cao – 3 cấp độ cao nhất của kim tự tháp Bloom bao gồm phân tích (analyze), đo lường (evaluate) và sáng tạo (create).
Thang đo Bloom hỗ trợ dạy học cá nhân hóa theo các cấp độ và mục tiêu học tập khác nhau. Tại sự kiện, cô Thu Trang và cô Huỳnh Phương cũng đã luân phiên tổ chức các hoạt động demo tương tác giữa các thầy cô, ứng dụng 5 cấp độ khác nhau của thang đo Bloom, kết hợp các thế mạnh của công nghệ trên nền tảng online cũng như sự trực quan của lớp học offline, triển khai thành công từng cấp độ của thang đo Bloom trong một buổi Pre-reading đơn giản, giàu tương tác.
Sáng tạo được xem là cấp độ cao nhất của thang Bloom. Để đạt được cấp độ tư duy này, học sinh cần đúc kết các kiến thức đã học, hiểu sâu, kết nối, lắp ghép các kiến thức với nhau và đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách tối ưu hơn, thông minh hơn.
Đây cũng là điều mà các thầy cô nên hướng đến làm mục tiêu học tập cho học sinh của mình, để tạo ra một môi trường nơi các em có thể thỏa sức sáng tạo những điều mới mè, vừa tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, vừa vận dụng, sáng tạo những cái mới với trí tưởng tượng vô hạn của mình.
Trên đây là một số điểm nhấn quan trọng trong workshop “Ứng dụng thang đo Bloom: Nâng cao chất lượng đào tạo”. ClassIn chân thành cảm ơn tất cả khách tham dự, đặc biệt là các thầy cô đã dành thời gian quý báu đến tham dự trực tiếp tại văn phòng của ClassIn. ClassIn cũng đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô Thu Trang và cô Huỳnh Phương – những giáo viên nhiệt huyết đồng thời là bộ đôi diễn giả tuyệt vời của workshop vừa qua với những chia sẻ thú vị và cực kỳ tâm huyết.
Hy vọng workshop đã mang đến nhiều thông tin hữu ích, ý tưởng tổ chức dạy học hiệu quả xoay quanh “Bloom’s taxonomy” và cách ứng dụng thang đo tư duy này vào các mô hình giảng dạy online, offline và học tập kết hợp OMO.
Xem lại toàn bộ webinar tại ClassIn Youtube
Đừng quên theo dõi Fanpage của ClassIn và tham gia Cộng đồng ClassIn Việt Nam để cập nhật những thông tin mới nhất về các sự kiện sắp tới nhé!
Đăng ký tư vấn 1:1 miễn phí về chiến lược triển khai mô hình OMO (dành cho người quản lý, vận hành trung tâm giáo dục)
Liên hệ ngay ClassIn Vietnam – Giải pháp công nghệ tăng cường trải nghiệm tương tác cho mọi nhu cầu học tập & giảng dạy.
– Hotline: 028 7105 9900
– Email: vietnam@classin.com
Theo dõi các trang mạng xã hội chính thức của ClassIn Việt Nam để cập nhật thông tin giáo dục mới và hấp dẫn nhất:
– Website: https://classin.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/classinvn/
– Cộng đồng ClassIn Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/classinvn
– Linkedln: https://www.linkedin.com/company/77118052/
– Youtube: https://www.youtube.com/@classinvietnam
– Zalo OA: https://zalo.me/969532060235254254