Hiện nay công nghệ thực tế ảo đang là một trong những công nghệ đang rất phát triển mạnh mẽ và nhận được rất nhiều sự quan tâm ở rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Trong quá trình đẩy mạnh số hóa trong giáo dục như hiện nay, việc thiết kế và tạo ra phòng học thực tế ảo là vô cùng cần thiết. Cùng ClassIn đọc thêm bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về chủ để phòng học thực tế ảo hôm nay nhé!
Công nghệ thực tế ảo là gì?
Thực tế ảo, hay được còn gọi là công nghệ VR, là việc sử dụng công nghệ máy tính để tạo ra một môi trường mô phỏng có thể khám phá ở 360 độ. Không giống như các giao diện truyền thống, VR đặt người dùng vào trong môi trường ảo để mang lại trải nghiệm sống động.
Thực tế ảo là một công nghệ mới nổi và được áp dụng để tạo thành các phòng học thực tế ảo, để bổ sung cho việc giảng dạy và góp phần nâng cao tính tương tác. Ngoài ra, việc kết hợp công nghệ VR trong phòng học cho phép học sinh khám phá, trải nghiệm và đắm mình trong môi trường ảo.
Có hai cách mà thực tế ảo có thể được sử dụng trong lớp học. Cách thứ nhất là học sinh khám phá môi trường ảo bằng máy tính, bàn phím và chuột. Thứ hai là học sinh khám phá bằng cách sử dụng một số thiết bị đầu vào, ví dụ: tay cầm, tai nghe thực tế ảo. Thiết lập thứ hai hoàn toàn thu hút học sinh sử dụng màn hình gắn trên đầu (HMD).
Công nghệ VR này có thể được sử dụng cho bất kỳ chủ đề nào và cung cấp cho các thầy cô một con đường để khám phá cùng với người học cũng như tương tác với nhiều phong cách học tập khác nhau. Lấy một ví dụ để làm rõ hơn tính ứng dụng của công nghệ VR như sau ở môn sinh học, học sinh có thể đi bộ và khám phá rừng nhiệt đới thảm thực vật, và các loại động vật. Vì thế học sinh có thể hứng thú khám phá và ghi nhớ các kiến thức khô khan vừa được dạy một cách tốt hơn và lâu dài hơn.
Lợi ích của việc tạo ra phòng học thực tế ảo
1. Hỗ trợ cung cấp những hình ảnh trực quan và sinh động
Phòng học thực tế ảo tạo điều kiện rất tuyệt vời cho học sinh khám phá và trải nghiệm những điều ở ngoài thực tế khác nhau ngay tại phòng học. Khi đeo tai nghe VR, học sinh sẽ được cảm nhận và bắt gặp những hình ảnh trực quan chất lượng cao. Thật vậy, các phương pháp giảng dạy theo mô hình truyền thống không bao giờ có thể cung cấp được hiệu quả như vậy trong việc nhấn mạnh mọi thứ thông qua trực quan.
2. Hỗ trợ tạo ra sự hứng thứ đối với học sinh
Dù ở độ tuổi nào, học sinh sẽ luôn thích ngồi và xem một cái gì đó thay vì đọc nó. Công nghệ VR khá thú vị, vì nó có thể tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời mà không bao giờ có thể “sống” được trong đời thực. Học sinh chắc chắn sẽ cảm thấy có động lực học tập hơn khi sử dụng công nghệ này.
3. Hỗ trợ tăng cường sự tham gia của học sinh.
Giáo viên cảm thấy rất khó khăn để tạo ra sự tương tác hiệu quả trong lớp học. Với công nghệ thực tế ảo này sẽ giải quyết ngay được khó khắn này, vì thật sự hầu hết các em học sinh sẽ luôn muốn phát biểu và chia sẻ trải nghiệm trong môi trường thực tế ảo.
4. Nâng cao chất lượng giáo dục trong các lĩnh vực khác nhau.
Hiện này, công nghệ VR đã được vận dụng ở nhiều phòng học môn sinh học, y học, quân sự. Trong y học, các bác sĩ đang sáng tạo và tận dụng công nghệ VR để khám phá những khía cạnh mới của y học và đào tạo ra những thế hệ bác sĩ tương lai một cách tốt hơn.
5. Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ.
Rào cản ngôn ngữ thường là một vấn đề lớn khi nói đến giáo dục. Với thực tế ảo, mọi ngôn ngữ khả thi đều có thể được triển khai trong phần mềm. Do đó, ngôn ngữ sẽ không còn là rào cản đối với các kế hoạch giáo dục của học sinh.
Những nhược điểm của phòng học thực tế ảo
1. Giảm khả năng giao tiếp và kết nối của học sinh.
Mặc dù thực tế ảo có thể là một phương pháp tuyệt vời cho hầu hết các môn học, nhưng nó cũng có thể là một bất lợi lớn. Giáo dục truyền thống dựa trên giao tiếp cá nhân của con người và các kết nối giữa các cá nhân. Thực tế ảo có nhiều điểm khá khác biệt là tương tác nhiều với phần mềm, nên điều này có thể làm hỏng mối quan hệ giữa học sinh và cách giao tiếp trong xã hội.
2. Các vấn đề về kỹ thuật
Giống như bất kỳ phần mềm được lập trình nào, mọi thứ thường có thể sai. Khi xảy ra sự cố, hoạt động học tập của học sinh sẽ kết thúc cho đến khi công cụ được sửa chữa. Điều này có thể khá tốn kém và cũng bất tiện.
3. Học sinh có thể nghiện môi trường thế giới ảo.
Khả năng sinh viên nghiện thế giới ảo của họ cũng rất lớn. Cũng giống như mọi trò chơi điện tử, nếu để học sinh quá đắm chìm vào thế giới ảo, học sinh sẽ không phân biệt được đâu là thế giới ảo và thế giới thực. Vì thế có thể xảy ra những tác động về tâm lý và hình thành các hành vi không tốt ảnh hưởng đến xã hội
4. Tốn khá nhiều chi phí.
Công nghệ tiên tiến thường đắt tiền. Nếu trường học muốn mở các phòng học thực tế ảo này có thể phải chi rất nhiều chi phí cho các tính năng này.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về mô hình Học tập Kết hợp (Hybrid Learning) mới nhất 2023