Phương pháp dạy học theo dự án là gì?

Làm thế nào để kết hợp giữa việc dạy lý thuyết và thực hành 1 cách tối ưu nhất? Có phương pháp nào để kích thích học sinh chủ động tham gia vào bài học không?

Cách dạy nào giúp người học hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm,…?

Đó là một trong những băn khoăn lớn nhất của các thầy cô. Phương pháp dạy học theo dự án sẽ là câu trả lời cho những câu hỏi này. Vậy thì, ClassIn mời quý thầy cô cùng tìm hiểu về phương pháp dạy học này nhé!

Phương pháp dạy học theo dự án là gì?

Phương pháp dạy học theo dự án (Project Based Learning – PBL) là mô hình lấy người học làm trung tâm. Với phương pháp này, thầy cô đóng vai trò tham vấn, hướng dẫn và tạo ra các tình huống, các vấn đề thực tiễn còn các em học sinh sẽ chủ động, tích cực tham gia, áp dụng những kiến thức đã học để thực hành, giải quyết tình huống từ đó phát triển thêm được nhiều các kỹ năng khác. Thành phẩm cuối cùng sẽ là một bài báo cáo, hoặc những sản phẩm do chính tay các em học sinh tạo ra với sự hỗ trợ của giáo viên.

Chương trình dạy học theo dự án được thiết kế dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Trong quá trình thực hiện dự án, thầy cô có thể vận dụng nhiều cách đánh giá cũng như can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để hỗ trợ học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

project based learning

Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án

  • Định hướng thực tiễn: các bài học luôn đi kèm với những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống và những vấn đề này phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh.
  • Định hướng hứng thú người học: phương pháp dạy tập trung thúc đẩy sự hứng thú chủ động tham gia vào bài học và giải quyết vấn đề của các em học sinh.
  • Mang tính phức hợp, liên môn: lớp học được thiết kế kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực và nhiều môn học khác nhau để học sinh có thể giải quyết những vấn đề mang tính phức hợp.
  • Định hướng hành động: trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ truyền đạt những kiến thức lý thuyết, song song với đó kết hợp với hoạt động thực tiễn, thực hành để củng cố, rèn luyện kỹ năng hành động của người học.
  • Phát triển kỹ năng làm việc nhóm: giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động theo nhóm và cộng tác, hỗ trợ các em học sinh. Điều này đòi hỏi và cũng phát triển kỹ năng làm việc nhóm của học sinh. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
  • Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.
phương pháp dạy học theo dự án

Phân loại các phương pháp dạy học theo dự án

Phương pháp dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Dưới đây là một số cách để phân loại mô hình dạy học này:

Phân loại theo thời lượng:

  • Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.
  • Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.
  • Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần.

Phân loại theo nhiệm vụ:

  • Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
  • Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
  • Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.

Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung giảng dạy:

  • Dự án mang tính thực hành: là dự án có trọng tâm là thực hành trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất.
  • Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tế.

Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn của giáo viên hoặc sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm,…).

Các giai đoạn tổ chức dạy học theo dự án:

Vậy thì, để tổ chức một lớp học theo dự án cần có những giai đoạn nào, các thầy cô cùng xem nhé!

Đầu tiên là chuẩn bị, ở giai đoạn này thầy cô cần:

  • Xây dựng ý tưởng: Tìm hiểu, tạo các vấn đề thực tiễn mà học sinh cần giải quyết.
  • Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề: Lựa chọn một trong những vấn đề đã phát hiện để làm dự án.
  • Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập: Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.

Tiếp theo, giai đoạn thực hiện dự án cần có:

  • Thu thập thông tin: Thu thập thông tin và xử lý thông tin thu được.
  • Thực hiện điều tra: Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn.

Cuối cùng, để kết thúc dự án học sinh sẽ trình bày kết quả của mình và thầy cô sẽ là những người đánh giá theo tiêu chí đã đề ra.

Middle School Science Class

Phương pháp dạy học theo dự án là một mô hình vô cùng hiệu quả và có thể phát triển nhiều kỹ năng của học sinh. ClassIn hi vọng thầy cô có thể xây dựng những dự án theo mô hình dạy học này để có thể truyền đạt những kiến thức của mình một cách tốt nhất đến với các em học sinh.

Liên hệ ngay ClassIn Vietnam – Giải pháp công nghệ tăng cường trải nghiệm tương tác cho mọi nhu cầu học tập & giảng dạy.
– Hotline: 028 7105 9900
– Email: vietnam@classin.com
Theo dõi các trang mạng xã hội chính thức của ClassIn Việt Nam để cập nhật thông tin giáo dục mới và hấp dẫn nhất:
– Website: https://classin.com.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/classinvn/
– Cộng đồng ClassIn Việt Nam
– Linkedln: https://www.linkedin.com/company/77118052/
– Youtube: https://www.youtube.com/@classinvietnam
– Zalo OA: https://zalo.me/969532060235254254

>>> Xem thêm: Quản lý lớp học là gì và các phương pháp quản lý lớp học hiệu quả mới nhất 2023

Chia sẻ bài viết này:

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY