“Every teacher needs to improve, not because they are not good enough, but because they can be even better”. ( Dylan William)
Có lẽ tất cả các giáo viên đều luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học trong lớp của mình. Tuy nhiên làm sao để biết mình đã tiến bộ hay chưa, có điều gì chúng ta cần phát huy, điều gì cần cải thiện? Để kịp nhìn nhận, đánh giá và đưa ra hướng giải quyết phù hợp đối với việc dạy học của mình thì một phương pháp giáo viên nên thường xuyên thực hiện đó chính là reflective practice.
>>> Xem thêm: Cho não bộ được nghỉ ngơi – mẹo thiết kế khóa học để tránh cảm giác căng thẳng
Reflective Practice trong giảng dạy là gì?

Định nghĩa: Reflective practice is ‘learning through and from experience towards gaining new insights of self and practice’ (Finlay, 2008).
Có thể hiểu reflective practice là cách chúng ta học từ những trải nghiệm của bản thân và liên kết các trải nghiệm lại với nhau, giúp hiểu rõ hơn về kiến thức chuyên môn và việc thực hành giảng dạy của chính mình, nhằm mục đích cuối cùng là giúp người học nhận được nhiều giá trị nhất có thể.
Quá trình này bao gồm việc:
- Dạy học.
- Tự đánh giá ảnh hưởng của việc giảng dạy đến việc học tập của học sinh.
- Xem xét các cách giảng dạy mới, những ý tưởng có thể giúp cải thiện chất lượng học tập.
- Thực hành những ý tưởng mới trong thực tế.
- Lặp lại quá trình.
Những lợi ích của Reflective Practice
Việc thực hành reflective practice giúp giáo viên có cơ hội hiểu rõ về bản thân cũng như cách chúng ta áp dụng trong việc dạy học. Bằng việc đặt các câu hỏi và tự đánh giá, chúng ta nhìn nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, phát triển được khả năng giải quyết vấn đề và nhận diện các khía cạnh trong bài giảng cần được phát triển kỹ hơn.
Lợi ích tiếp theo đó là giáo viên có thể nhìn nhận ra các rào cản trong việc học của học sinh, cách học phù hợp nhất đối với từng đối tượng, từ đó chúng ta có thể khuyến khích và đưa ra những hướng dẫn cho các em đúng lúc.
Khi thực hiện reflection, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập tập trung vào người học. Khi học sinh thực hiện phản hồi (feedback), các em sẽ có cơ hội đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của mình đối với lớp học, phương pháp giảng bài của giáo viên, quá trình học tập của bản thân. Điều này giúp các em nâng cao sự tự tin và trách nhiệm của mình đối với việc học của bản thân.
Các cách thực hiện Reflective Practice
A. Sử dụng Exit Slip hay Exit Ticket
Đây là một phương pháp tương đối phổ biến để người học có thể review lại buổi học của mình.
Học sinh nêu ra 3 điều học được trong lớp hôm nay, 2 điều các em muốn tìm hiểu thêm hoặc cảm thấy thú vị nhất và nêu 1 câu hỏi dành cho giáo viên.
Đây là cách giáo viên có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học sinh như thế nào và những vướng mắc các em còn gặp phải để có hướng giải quyết cho các buổi học sau.

B. Sử dụng Lesson Plan
Ở cuối mỗi lesson plan, ta có thể để khoảng trống để sau tiết học sẽ có thể đánh giá được luôn về buổi dạy của mình.
Hoặc ở mỗi hoạt động, GV có thể kẻ thêm 1 khung để đánh giá về tính hiệu quả của hoạt động trong lớp và những thay đổi cần thiết khi áp dụng hoạt động đó vào các tiết học sau.
C. Sử dụng Reflection Survey


Khi sử dụng survey, chúng ta có thể đặt các câu hỏi cho học sinh về các yếu tố như: tài liệu giảng dạy, hoạt động dạy học, phong cách dạy của thầy cô, thầy cô có sẵn sàng giúp đỡ học sinh, bầu không khí trong lớp học,…
Để nhận phản hồi từ học viên, giáo viên có thể sử dụng một số công cụ online như Google Form, Microsoft Form, Mentimeter, Padlet,… Ở trong lớp học, giáo viên có thể tạo 1 hộp “I wish teacher knew” (Tôi ước thầy cô biết) để học viên được tự do đóng góp ý kiến về việc học tập của chính các em.
D. Tham gia các cộng đồng, forum, thảo luận và đóng góp ý kiến
Đây là cơ hội tốt để giáo viên thể hiện quan điểm, ý kiến của bản thân trong một khía cạnh công việc, đồng thời được cùng thảo luận với các thầy cô khác và sẵn sàng nhận được những ý kiến hoàn toàn khác biệt. Điều này giúp ta mở rộng vốn hiểu biết của bản thân về những điều mình luôn tin tưởng và áp dụng.
E. Tự quay video lại buổi học của mình và phân tích, đánh giá
Chúng ta có thể đặt câu hỏi cho bản thân về: classroom management, activities, task completion, students’learning process,..
F. Tham gia thao giảng và nhận feedback từ đồng nghiệp
Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên đứng lớp nhận được đóng góp từ đồng nghiệp để điều chỉnh bài học sao cho khéo léo và hiệu quả hơn mà còn giúp cho giáo viên đến dự giờ có thể học tập, đúc kết kinh nghiệm từ trong tiết dạy của đồng nghiệp trong việc xử lý các tình huống trong tiết học.
Liên hệ ngay ClassIn Vietnam – Giải pháp công nghệ tăng cường trải nghiệm tương tác cho mọi nhu cầu học tập & giảng dạy.
– Hotline: 028 7105 9900
– Email: vietnam@classin.com
Theo dõi các trang mạng xã hội chính thức của ClassIn Việt Nam để cập nhật thông tin giáo dục mới và hấp dẫn nhất:
– Website: https://classin.com.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/classinvn/
– Cộng đồng ClassIn Việt Nam
– Linkedln: https://www.linkedin.com/company/77118052/
– Youtube: https://www.youtube.com/@classinvietnam
– Zalo OA: https://zalo.me/969532060235254254
>>> Tham khảo: Cambridge Community, Getting started with Reflective practice