Trường học của tôi đã sử dụng 1 chương trình giảng dạy của Edtech để tiết kiệm thời gian…

Tuy nhiên, trên thực tế, chương trình giảng dạy của EdTech rất khó có thể giải quyết các vấn đề về con người.

Tôi phát ngán khi suốt ngày phải nghe về việc chăm sóc bản thân và cảm xúc nội tại. Cuộc sống cứ thế mà đến và chúng ta không thể làm gì nhiều để kháng cự lại dòng chảy đó.

Whitman – một học sinh cũ của tôi đã chia sẻ ý kiến trong một buổi hội thảo trên lớp về Thuyết Siêu Việt. Không rõ Whitman đã nghĩ gì trong đầu, nhưng tới đây có lẽ tôi hơi lạc đề. Mặc dù tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện từ các học sinh cũ, lần này làm tôi ngạc nhiên hơn cả.

Tuyên bố của em ấy dường như hoàn toàn mâu thuẫn với một Whitman mà tôi từng biết. Trong lớp viết sáng tạo trước đó của tôi, em thường là người đầu tiên đưa ra phản hồi tích cực cho các bạn cùng lớp. Trong lớp học yoga của tôi, em háo hức tham gia các bài thiền và tập luyện. Em thể hiện các giá trị của sự tự chăm sóc và kết nối với cảm xúc của chính mình.

Trường học của tôi đã sử dụng 1 chương trình giảng dạy của Edtech để tiết kiệm thời gian...

Sự thay đổi này có thể là do rất nhiều yếu tố – có lẽ là sự hỗn loạn của tuổi mới lớn hoặc chấn thương tâm lý gây ra bởi đại dịch. Nhiều khả năng, sự ác cảm đột ngột của em ấy đối với cảm xúc có thể là kết quả của việc trường tôi đầu tư vào một chương trình SEL.

Giống như nhiều nhà giáo dục đã chứng kiến sự bùng phát của đại dịch trước trước đó, ban giám hiệu trường biết rằng chúng tôi phải đáp ứng nhu cầu mới của học sinh khi các em phải đối mặt với sự mất kết nối, cô lập gia tăng và mức độ căng thẳng chưa từng thấy.

Nếu phản hồi của học sinh cũ của tôi là một tín hiệu báo động, thì vấn đề lớn nhất chính là bởi chương trình học của Edtech đã liên tục bắt học sinh phải xem rất nhiều video và học thuộc lòng một cách khô khan, tạo ra ác cảm với chính nội dung học mà chúng tôi nghĩ rằng học sinh của mình cần. Trước khi chúng tôi biết điều đó, có lẽ giải pháp mà chúng tôi đưa ra lại trở thành vấn đề.

Giới hạn của chương trình giảng dạy của EdTech

Trường học của tôi đã sử dụng 1 chương trình giảng dạy của Edtech để tiết kiệm thời gian...

Khi xem xét tình hình của trường tôi, ban giám hiệu biết đang có vấn đề xảy ra. Giáo viên bị kiệt sức, tỷ lệ nghỉ việc toàn quốc gia và trường học của chúng tôi không đủ khả năng đào tạo để tạo điều kiện gắn kết đội ngũ nhân sự thành một cộng đồng và thực sự giảng dạy bằng tất cả tình yêu nghề.

Xem xét các yếu tố bất lợi này, lãnh đạo nhà trường đã quyết định đầu tư cho phúc lợi của học sinh và mua một chương trình giảng dạy được biên soạn sẵn. Nhìn bề ngoài, chương trình giảng dạy cung cấp chương trình với ít thời gian chuẩn bị và có thể dễ dàng nhân rộng bất kể ai là người giảng dạy.

Mặc dù có vẻ là một thông tin không chính thống nhưng sự thật là chúng tôi không phải trường duy nhất áp dụng phương pháp này. Năm ngoái, ngành công nghiệp SEL đã tạo ra doanh thu gần 1,725 tỷ đô la. Mặc dù rất khó để xác định tổng số tiền đã đươc đầu tư vào ngành Edtech, nhưng chúng tôi biết rằng các khoản đầu tư vào các công ty công nghệ giáo dục đã tăng gần gấp bốn lần kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Các công ty này đã tuyên bố họ sẽ giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà một trường học gặp phải. Cần thúc đẩy mối quan hệ giữa các học sinh? Đo nhiệt độ tại trường học? Tăng tốc độ đọc sách mà không cần nhấc một ngón tay? Edtech đều sẽ có một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cho bạn.

Tuy nhiên, sau khi quan sát học sinh và tương tác của họ với chương trình tốn kém này, lỗ hổng giữa phương pháp đã được nghiên cứu và triển khai cùng tác động mà nó có thể gây ra cho sinh viên có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với người ta nghĩ, chưa kể đến đó là sự thụt lùi đối không chỉ riêng với học sinh mà cho cả giáo viên.

Sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề của con người

kenny eliason 1 aA2Fadydc unsplash

Ngay sau khi thực hiện lộ trình giảng dạy SEL, học sinh trở nên cảnh giác một cách rõ ràng khi nhận xét về chương trình này. Các bài học và bảng bài tập được cho là để giảm bớt căng thẳng cho các em cuối cùng lại làm trầm trọng thêm sự bất an mà học sinh đang trải qua.

Thay vì giúp học sinh phát triển các phương thức giải quyết vấn đề một cách lành mạnh và chính xác. Nó lại trở thành chất xúc tác khiến các em mất kết nối với cảm xúc và thế giới xung quanh. Không bớt mà còn tạo thêm một nhiệm vụ khác cần học sinh hoàn thành sau một ngày học dài.

Tôi cũng sẽ không thể giả vờ nói rằng chương trình giảng dạy này không có tác động tiêu cực đến tôi.

Là một giáo viên tiếng Anh, tôi đã từng khám phá những cảm xúc mà học sinh của mình dành cho chương trình học. Tôi cũng là giáo viên dạy yoga cho nhiều học viên trong số này. Ngoài các bài tập thể chất, chúng tôi thường thảo luận về các chủ đề như chánh niệm, giải phẫu học, mối quan hệ giữa các cá nhân, và cả sự kết nối với cảm xúc, những điều mà các học sinh của tôi đã từng háo hức để chia sẻ.

Vì vậy, với kinh nghiệm của mình, tôi đã không quan trọng việc một chương trình giảng dạy có thể tác động như thế nào đến năng lực đã được chứng minh của tôi trong việc tạo ra văn hóa hợp tác, chấp nhận sự phê bình và đầy lòng trắc ẩn.

Tuy nhiên, phiên bản của tôi, người đã dạy lớp SEL bắt buộc này, là một phiên bản không thể nhận ra mình. Vào thời điểm đó, tôi đang chìm đắm trong nhu cầu giảng dạy về đại dịch. Vì vậy, khi giáo án soạn sẵn cho chương trình giảng dạy của EdTech này được gửi qua email, tôi đã nhấp vào nút “play” trên chương trình giảng dạy tự động và xem lại số liệu thống kê thời gian tham gia lớp học của học sinh trong sự bàng hoàng. Trung bình mỗi học sinh chỉ dành khoảng ba mươi phút trên lớp.

Khi nghĩ về những gì học sinh của tôi cần ở tôi trong thời gian này so với những gì chúng tôi đã cung cấp cho các em, tôi nuối tiếc cho một năm đã lãng phí nhiều cơ hội. Phần mềm được thiết kế để thúc đẩy các mối quan hệ lại cản trở khả năng tương tác với học sinh – vốn là thế mạnh của tôi.

Cuối cùng, tôi đã chấp nhận đánh đổi sự tương tác, kết nối để nhận lấy sự thuận tiện. Điều này khi nhìn lại đã cho thấy nhiều hơn về môi trường mà tôi và những người làm giáo dục khác buộc phải thích nghi.

Đáp ứng nhu cầu của học sinh

Những gì trường học và giáo viên được yêu cầu hoàn thành thường là không khả thi. Vậy thì có gì ngạc nhiên khi chúng ta nhờ đến các công ty công nghệ này để giúp giải quyết những mối quan tâm cấp bách nhất của mình?

brooke cagle g1Kr4Ozfoac unsplash 1

Tuy nhiên, như bất kỳ giáo viên nào từng bị buộc phải dạy một chương trình giảng dạy của EdTech, nó hiếm khi mang lại hiệu quả. Chúng ta không thể dạy những gì mà mình không tự tay soạn ra, và những chương trình như thế này thường thất bại vì mục tiêu cao cả của chúng lẫn ý định muốn tận dụng những nhu cầu mà các trường học đang cần được đáp ứng.

Khi năm học mới bắt đầu, một lần nữa tôi quay lại với các bài học SEL mà tôi đã xây dựng cho lớp học yoga của mình. Với các bài tập trong lớp, học viên sẽ được học cách kết nối và đáp lại phản hồi mà cơ thể họ đang biểu hiện ra bên ngoài.

Khi bắt đầu các bài thiền, chúng ta sẽ cảm nhận tim mình đập khi đặt bàn tay lên ngực trái và quan sát sự lên xuống của lồng ngực theo từng hơi thở. Dần dần làm quen lại với cách con người bên trong chúng ta phản ứng với thế giới bên ngoài. Năng lượng trong lớp học dường như thay đổi, vai các em bắt đầu chùng xuống, hơi thở chậm hơn và khuôn mặt dần dịu lại.

Chúng ta cũng vật lộn với những câu hỏi lớn khi học cách tự phản tư những suy nghĩ của mình:

“Có thật không?” — Tôi hỏi lại học sinh của mình khi các em đang tự đánh giá bản thân trong một cuộc thảo luận nhóm, thường là tự trách mình lười biếng.

“Nó có phục vụ em không?” — Tôi hỏi, khuyến khích học sinh suy ngẫm về những cảm xúc bên trong của mình.

Khi một sinh viên trả lời, “Ý em là, có ạ! Đó là cách em tạo động lực cho chính mình”. Một em khác nhẹ nhàng phản biện, “Tuy nhiên, bạn có chắc đó là loại động lực mà bạn cần không?”

Đây là những cuộc trò chuyện mà chúng tôi rất cần chứ không phải là một chương trình giảng dạy của EdTech theo kiểu “công nghiệp”. Thông thường, một số đồng nghiệp khi tham gia lớp học của tôi thường cười khúc khích và ngượng ngùng khi trải thảm tập yoga. Họ thường nói đùa rằng họ cần lớp học hơn học sinh, nhưng có rất nhiều sự thật đằng sau câu đùa đó. Chính hệ thống giáo dục đang hạn chế cuộc sống và sức khỏe tinh thần của học sinh cũng đang tạo gánh nặng cho chính giáo viên.

Bất kể là dựa trên số liệu hay mục đích thì vẫn không có chương trình giảng dạy được soạn sẵn hàng loạt nào có thể cung cấp được khả năng xây dựng một cộng đồng và đáp ứng được nhu cầu, hoàn cảnh riêng của từng trường.

Nếu các lãnh đạo nhà trường có thể cưỡng lại trước những lời hứa hẹn mà các chương trình giảng dạy của EdTech đưa ra, thì có lẽ giáo viên sẽ một lần nữa có thể làm quen lại với các công cụ và tài nguyên dạy học mà họ sử dụng trước khi các chương trình giảng dạy edtech được phổ biến. Chẳng hạn như xây dựng mối quan hệ với học sinh, tạo ra một cộng đồng lớp học hỗ trợ và thiết kế các bài học thu hút học sinh để giúp học sinh tự đặt những câu hỏi quan trọng cho bản thân lẫn bạn học của mình.

Alice Domínguez (cô ấy) hiện là giáo viên dạy Anh ngữ, yoga và chánh niệm tại Trường Trung học Công giáo Mater Dei ở Chula Vista, California.

Xem bài viết gốc tại: My School Learned the Hard Way That Edtech Saves Time, But It Can’t Solve Human Problems

Xem thêm: “Dạy tốt mới quan trọng, không chỉ là luyện tập”, nhà nghiên cứu đằng sau ‘Quy tắc 10.000 giờ’ phát biểu.

Chia sẻ bài viết này:

Sự kiện mới nhất

BẢN CẬP NHẬT MỚI

ĐĂNG KÝ nhận
NEWSLETTER

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY