Trong thời kỳ công nghệ 4.0, giáo viên và học sinh đã không còn quá xa lạ với tên gọi LMS. Hiện nay, nhiều trường học và trung tâm đã áp dụng hệ thống này vào việc dạy học và quản lý từ xa, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Vậy thế nào là hệ thống LMS? Những tính năng của hệ thống LMS nào cần có? Cùng nhau đọc và khám phá bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tính năng hệ thống quản lý học tập này nhé.
Khái niệm về hệ thống LMS
Hệ thống quản lý học tập trực tuyến còn được biết đến với cái tên là LMS (Learning Management System). Đây là hệ thống được thiết kế chuyên biệt cho việc hỗ trợ cho việc dạy học trực tuyến và quản lý từ xa của các trung tâm giáo dục và trường học. Giúp cho việc đào tạo từ xa được diễn ra suôn sẻ, tiết kiệm thời gian, công sức, và chi phí một cách hiệu quả nhất.
Hệ thống LMS có thể hoạt động hiệu quả trên cả website và app của điện thoại, vì thế bất kì ai cũng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng để giảng dạy và học tập ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào, miễn là có thiết bị điện tử được kết nối Internet. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể theo dõi chặt chẽ hệ thống lớp học của trung tâm và nhanh chóng đưa ra phương pháp điều chỉnh để tăng hiệu quả học tập.
Ngày nay hệ thống LMS được tin tưởng và áp dụng rộng rãi bởi nhiều tập đoàn, công ty, trung tâm giáo dục, bởi vì khả năng đem lại hiệu quả và chất lượng cao trong việc giảng dạy. Không chỉ vậy, nhận thấy được các tính năng nổi bật và ưu điểm mà hệ thống quản lý học tập mang lại, các nhà giáo dục và công nghệ hứa hẹn là một tiềm năng phát triển đầy mạnh mẽ trong những năm sắp tới.
Các tính năng của hệ thống LMS phải có
Hệ thống quản lý học tập LMS luôn luôn hướng tới và mang đến khả năng tương tác cao và hiệu quả giữa người dạy và người học trong lớp học trực tuyến và khả năng quản lý, theo dõi lớp học của các nhà quản lý và người điều hành trong môi trường giáo dục trực tuyến. Sau đây là các tính năng chính mà một hệ thống LMS thường có:
1. Hỗ trợ tạo khóa học và lộ trình riêng phù hợp với từng cá nhân
Mỗi cá nhân người học sẽ có khả năng theo dõi và học tập khác nhau, vì thế nếu hệ thống LMS có thiết kế một lộ trình riêng phù hợp theo từng khả năng riêng sẽ khiến người học cảm thấy hứng thú và tiếp thu bài học tốt hơn. Thông qua các tài liệu, bài đăng, video, trò chuyện được tải lên, các học viên có thể lựa chọn và tự học theo tốc độ và thời gian biểu riêng của bản thân họ, điều này cũng giúp kích thích người mua sản phẩm và lợi nhuận bán hàng.
Như đã biết, một hệ thống quản lý học tập tốt sẽ giúp người học chủ động và linh hoạt trong quá trình nâng cao kiến thức và khả năng, vì thế hệ thống LMS có thể thiết kế bằng việc gợi ý thêm những khóa học liên quan đến các khoa học mà họ đang tham gia. Điều này sẽ giúp học viên tự lựa chọn những khóa học phù hợp với khả năng và mang đến sự hài lòng thiết thực cho họ.
2. Hỗ trợ cung cấp các báo cáo học tập
Công cụ báo cáo là chức năng quan trọng không thể thiếu của hệ thống LMS. Hệ thống sẽ tự động thông báo các mục tiêu đã hoàn thành trong quá trình học tập trực tuyến và kết quả của quá trình đó. Từ đó người học có thể theo dõi lộ trình riêng của và giáo viên có thể theo dõi quá trình dạy một cách chặt chẽ để có thể điều chỉnh kịp thời và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Một hệ thống phải đảm bảo thiết kế các báo cáo và phân tích một cách chi tiết, trực quan, và phù hợp với mục tiêu học tập, để có thể đánh giá đúng hiệu quả của chương trình học tập. Bên cạnh đó, thông qua cách trình bày dữ liệu báo cáo học viên, phụ huynh học sinh, nhà trường tìm được chương trình phù hợp với hành vi học tập của học sinh.
3. Hỗ trợ cung cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học
Một hệ thống tốt phải đảm bảo cung cấp được chứng chỉ hoàn thành khóa học cho người dùng. Chứng chỉ này thể hiện được tên khoá học, người giảng dạy, thời gian tham dự, thời hạn giá trị, và tên học viên đã hoàn thành khóa học đó. Điều này giúp cho học sinh cảm thấy phấn khởi hơn với việc tập trung hoàn thành một khoá học hoàn chỉnh nhất.
Ngoài ra, các trung tâm có thể hướng tới lựa chọn ứng dụng mà cho bạn tự thiết kế và đặt tên thương hiệu lên chứng chỉ mà bạn sẽ cung cấp cho học viên của mình.
4. Hỗ trợ trên đa nền tảng
Bản chất của hệ thống LMS là linh hoạt và tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng. Vì thế, một hệ thống LMS tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ người dùng sử dụng trên tất cả thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng.
Tuy nhiên cách giao diện hiển thị và công cụ trên từng thiết bị sẽ khác nhau nhằm tối ưu hóa thiết bị mà họ sử dụng. Học sinh và giáo viên có thể dạy học mọi lúc mọi nơi như ở tại nhà, trong quá cà phê, hay thư viện, miễn người dùng có thể đảm bảo trang bị đầy đủ các thiết bị được kết Internet là được, mà chất lượng bài học và hiệu suất học tập hoặc giảng dạy không bị giảm.
5. Hỗ trợ gửi cảnh báo và thông báo kịp thời
Tính năng tự động thông báo sẽ đảm bảo cho học sinh nắm bắt kịp thời những cập nhật mới nhất của giáo viên, trường học và giáo viên có thể biết được những thắc mắc của học sinh để giải quyết kịp thời. Hệ thống LMS sẽ gửi thông báo vào đúng thời điểm cho người nhận thông qua tính năng báo tin của ứng dụng hoặc thông báo qua mail, tin nhắn SMS.
6. Hỗ trợ bảo mật thông tin và tài liệu tối đa
Như mọi người cũng đã biết, bất kể hệ thống thông tin nào cũng cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng. Bới vì nếu một khi thông tin, tài liệu bảo mật, riêng tư, nhả cảm của nhà trường bị tấn công hoặc bị lộ ra ngoài sẽ gây ra một thiệt hại lớn đối với trung tâm. Vì thế lựa chọn hàng đầu khi bắt đầu sử dụng một hệ thống LMS nào đó là phải xem xét độ bảo mật an toàn của ứng dụng.
7. Hỗ trợ tạo lớp học hoặc hội nghị trực tuyến
Tính năng hỗ trợ tạo cuộc họp trực tuyến hay các lớp học ảo là một điều cần thiết và quan trọng của học từ xa. Giáo viên và học sinh cần được thảo luận và trò chuyện trực tiếp để biết và giải quyết kịp thời những vấn đề cấp thiết, để từ đó cũng cố ngay những kiến thức còn hỏng.
Bên cạnh đó việc tổ chức lớp học ảo tương tự như lớp học truyền thống ở trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến sẽ giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú và tăng tính năng tương tác cao khi đào tạo từ xa. Nhờ vậy, việc dạy và học sẽ ngày càng được nâng cao và hiệu quả hơn.
8. Hỗ trợ tạo bài tập về nhà và bài kiểm tra
Để việc dạy học và đào tào từ xa trở nên có hiệu quả thì không thể bỏ qua tính năng giao bài tập về nhà hoặc tạo bài kiểm tra, bài thi ở mỗi khóa học. Thông qua công cụ này, học sinh có thể luyện tập để tăng khả năng ghi nhớ các kiến thức mình đã được học và biết được những chỗ mình còn yếu kém để tiếp tục luyện tập và nâng cao hơn nữa.
Không chỉ học sinh, mà giáo viên có thể nắm bắt được tình hình của học sinh trong lớp học, cho nhận xét, chấm điểm để động viên tinh thần phát huy học tập hoặc phê bình những bạn học sinh còn lười biếng trong học tập.
9. Xây dựng và thiết kế giao diện phù hợp với thương hiệu riêng của trung tâm
Việc tăng nhận diện thương hiệu cũng quan trọng không kém khi sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS. Hệ thống sẽ hiện thị đúng mục tiêu và thông điệp của trung tâm một cách rõ và chân thực nhất. Ngoài ra, trung tâm có thể thiết kế với màu sắc và logo để cũng cố thương hiệu rõ ràng với học viên của mình.
Xây dựng hệ thống quản lý học tập trực tuyến cùng với ClassIn
Hệ thống quản lý học vụ cùng với trang website Dashboard
Để quản lý trường học hay trung tâm một cách hợp lý và thuận tiện nhất cho các nhà quản lý, ClassIn hỗ trợ cung cấp trang quản lý Dashboard, tại đây các nhà quản lý có thể thực hiện các tác vụ quản lý khóa học, giáo viên, học sinh ở trường hay trung tâm của mình.
Quản lý và nhân viên của trung tâm có thể nhanh chóng tạo hàng loạt các lớp học, tiết học cùng một lúc theo lịch biểu mà mình mong muốn, và sau đó thêm thầy cô giảng dạy và học sinh tham gia khóa học đó. Bên cạnh đó, các quản lý có thể tùy chỉnh các thiết lập nâng cao khác tùy theo nhu cầu và mục đích của mình và dễ dàng chỉnh sửa thông tin lớp học, thời gian diễn ra.
Với mục Monitor ở Dashboard, nhà trường và trung có thể giám sát được tình hình diễn ra lớp học từ xa, và nắm bắt được chính xác tình hình của giáo viên và học sinh ngay tại lớp học đó như là có vắng mặt hay đi trễ không, có tự ý thoát lớp học hay không. Ngoài ra, chúng ta có thể thông báo trực tiếp cho giáo viên khi có bất kì tình huống nào khẩn cấp xảy ra.
Hỗ trợ tạo lớp học trực tuyến tương tác cao
Với phương châm của mình, ClassIn đã thiết kế các lớp học trực tuyến giống đến 90% như một lớp học truyền thống, nhằm tạo ra sự kết nối và tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. Học sinh tham dự lớp học dễ dàng với đường link hoặc mã QR.
Một lớp học trực tuyến do Classin thiết kế thường có bố cục giống như lớp học thực tế. Phần thứ nhất là bục giảng, nơi sẽ hiển thị camera của người trực tiếp giảng dạy trong lớp học và học sinh được cho phép lên bục giảng.
Thứ hai, danh sách học sinh trong lớp sẽ được hiển thị ở mục Roster tương tự như chỗ ngồi của học sinh, nơi đây giáo viên có thể xem tên học sinh, thiết bị sử dụng, camera, microphone của từng học sinh. Phần cuối cùng là bảng đen tương tác nơi giáo viên thực hiện những thao tác giảng dạy bài học với đa dạng bộ công cụ được cung cấp chuyên biệt cho khả năng tăng tương tác trong lớp học.
Đặc biệt, lớp học ClassIn còn thu hút sự hứng thú của học sinh nhờ vào các tính năng như trao cúp khen thưởng, giành quyền trả lời, tung xúc sắc, tạo câu hỏi trắc nghiệm, chia các nhóm nhỏ để thảo luận, hay đối kháng. Nhờ tất cả các tính năng trên, giáo viên có thể làm lớp học trở nên vui nhộn hơn và đồng thời nắm bắt kịp được tình trạng học sinh.
Khả năng hỗ trợ đa nền tảng của phần mềm ClassIn
ClassIn hỗ trợ trên nhiều hệ điều hành như Windows, Android, iOS, nên người dùng có thể dễ dàng truy cập và tham gia lớp học ở trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet như máy tính, điện thoại, hay máy tính bảng. Tuy nhiên, ClassIn vẫn còn hạn chế là không hỗ trợ trên nền tảng website so với số phần mềm khác bởi vì ClassIn muốn tối ưu hóa việc dạy học với đa dạng bộ công cụ.
Lớp học ở ClassIn được diễn ra ổn định nhất cho dù băng thông mạng rất yếu, bởi vì ClassIn tiêu tốn data rất thấp từ 120-150MB/giờ.
Hỗ trợ giao bài tập và giao bài kiểm tra của ClassIn
ClassIn hỗ trợ thầy cô tải các bài tập về nhà và bài thi cho học sinh trực tiếp ngay trong giờ học hoặc sau giờ học ở mục Bài tập và Bài kiểm tra dưới dạng video, hình ảnh, hay âm thanh. Sau đó, giáo viên có thể thiết lập thời hạn, sau đó chấm điểm và cho nhận xét từng bài làm của học sinh.
Nhờ tính năng này, giáo viên có thể nắm bắt được học sinh mình cò yếu kém chỗ nào để tìm ra phương pháp hướng dẫn phù hợp hơn. Học sinh thì có thể luyện tập và cũng cố kiến thức mình một cách chắc chắn hơn.
Chức năng báo cáo dữ liệu học tập của ClassIn
ClassIn sẽ tự đông cung cấp chi tiết báo cáo giảng dạy cho giáo viên và báo cáo học tập của học sinh một các chi tiết, cụ thể, đầy sắc màu nhất sau mỗi tiết học kết thúc. Báo cáo sẽ cung cấp cụ thể hoạt dộng diễn ra trong lớp, hình ảnh chụp lại màn hình lớp học vài phút một lần.
Như vậy thông qua báo cáo, thầy cô có thể hiểu rõ những hoạt động giảng dạy của hiệu quả hay không và điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể theo dõi chặt chẽ quá trình học tập của con mình và nhắc nhở khi cần thiết, để phối hợp cùng nhà trường và trung tâm nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập của học sinh.
Hỗ trợ bảo mật tài liệu cho trung tâm và nhà trường
Ở mục CloudDisk của ClassIn, tài liệu riêng do nhà trường hay trung tâm soạn thảo có thể tải lên và bảo mật tại mục này. Chỉ khi giáo viên tham gia vào lớp học được cấp tài liệu, thì các giáo viên mới có thể sử dụng được. Đây là tính năng giúp nhà trường và trung tâm có thể bảo mật và tránh tài liệu riêng bị sao chép lậu phổ biến như hiện nay.