Mẹo ứng dụng nghệ thuật kể chuyện vào giảng dạy ngôn ngữ 

Nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) không chỉ giúp ích trong đời sống thường ngày, dạy học sinh trở thành những nhà diễn thuyết đại tại, mà còn rất hiệu quả cho giáo viên trong việc giảng dạy ngôn ngữ nói chung!

Đặc biệt, đối với các lớp học trực tuyến, khi các bài giảng được truyền tải bằng các phương tiện kỹ thuật số, Storytelling càng đóng vai trò quan trọng. Còn gì thú vị hơn khi cánh cửa lớp học thông minh, phòng học thông minh mở ra, giáo viên và học sinh tương tác qua hình ảnh trực quan sinh động, câu chuyện thú vị… để ngôn ngữ thấm nhuần một cách tự nhiên!

Ngày 19/5/2023 vừa qua, ClassIn Global cũng đã mang đến một webinar xoay quanh nghệ thuật kể chuyện và cách ứng dụng Storytelling hiệu quả cho các thầy cô, với chủ đề: Teaching language through storytelling: how to do more with less. 

Nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) không chỉ giúp ích trong đời sống thường ngày, dạy học sinh trở thành những nhà diễn thuyết đại tại

Webinar là một trong những chuỗi hội thảo hàng tuần được tổ chức trực tuyến trên nền tảng ClassIn, cung cấp cho giáo viên những phương pháp hữu ích để ứng dụng những nguồn tài nguyên có sẵn, kết hợp cùng sở thích và phong cách học tập của học sinh, tạo nên một bài giảng chất lượng! Đồng hành với thầy Brent – diễn giả quen thuộc đến từ Happy Teacher Academy trong các webinar của ClassIn, webinar lần này còn có sự tham gia của cô Shande và Melissa – các giáo viên giàu kinh nghiệm của đội ngũ Happy Teachers.

Cách ứng dụng nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) trong việc giảng dạy ngôn ngữ trực tuyến

azpyx 4r ppmB1sGsKNyGbRx8LmfoqLR2 CoSQ2dwDcqNBEgYW1tJ6wOvuuF

Tại webinar, thầy Brent đã hướng dẫn một vài phương pháp và ý tưởng để ứng dụng các câu chuyện kể vào bài giảng giúp học sinh học đọc và phát âm bằng cách lặp lại theo giáo viên. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu kể chuyện, thầy cô cần chú ý đến 3 điều sau:

  1. Xây dựng nền tảng ngôn ngữ căn bản: dạy học sinh các từ vựng mới, các cấu trúc câu căn bản, những từ thường xuyên xuất hiện trong câu chuyện để các em làm quen trước khi bắt đầu.
  2. Đọc có hướng dẫn: giới thiệu cho học sinh các phương pháp đọc sao cho hiệu quả, đưa ra các câu hỏi hướng dẫn, cũng như hướng dẫn cách đọc sao cho phù hợp dựa trên trình độ của học sinh.
  3. Phương pháp kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh: bằng cách cho phép những khoảng nghỉ, thiết kế các trò chơi, câu hỏi đố vui, các hoạt động xuyên suốt để kiểm tra xem học sinh hiểu câu chuyện đến mức nào.
Nwu oZIma2oFg7

Đối với học sinh nhỏ tuổi, một trong những thách thức lớn nhất khi dạy các em học đọc là mức độ tập trung rất ngắn của trẻ trong độ tuổi này. Thầy cô thường xuyên phải chú ý, tương tác, tạo ra những trò chơi, hoạt động sao cho bài học thu hút nhất có thể. Nếu bài học không đủ thú vị, các em sẽ rất dễ mất tập trung và khó tiếp thu được bài học.

Một trong những điều tiên quyết mà thầy cô cần chú ý là phải đảm bảo học sinh có đủ vốn từ vựng để có thể hiểu được bài đọc hay câu chuyện. Nếu không nắm được từ vựng, các em sẽ rất dễ “lạc trôi” khi đang nghe, khó nắm được ý chính của câu chuyện và không biết cách dùng từ vựng để tường thuật lại câu chuyện hay sử dụng trong các cuộc đối thoại.

WPK3PWEP o0roOmAaE lXOtM8 upsplNQRYsQ13UO2r2BK4SVKMkvU9 0 huV58s Xji smNrB9aoedPDxXsqFNaN0722i6beNUvS

“Một trong những tips của tôi khi kể chuyện là sử dụng hình ảnh minh hoạ sinh động, sử dụng các con rối với công cụ di chuyển trên bảng đen, hay cho phép từng em đóng vai thành một nhân vật trong câu chuyện để lôi kéo các em xây dựng bài học”, cô Melissa chia sẻ.

“Trong quá trình học sinh đọc, trường hợp các em có nói sai, thầy cô cũng đừng nên ngắt lời mà hãy đợi các em hoàn thành và bắt đầu ôn lại những từ vựng mà học sinh đã sai để các em ghi nhớ tốt hơn mà vẫn giữ vững được tinh thần của câu chuyện”, cô Shande bổ sung.

Thường xuyên kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh trong quá trình kể chuyện

Đối với những em học sinh nhỏ tuổi, độ tuổi mà các em chỉ mới học được những từ ngữ cơ bản để ghép thành từng câu, giáo viên cần có sự hướng dẫn trước khi bắt đầu kể chuyện. 

KVR2lfp79ZHLpqnO7X3AMrJYzANZC2sW0H0Wqoq4QUpQVxfinoOEHVTBwWGcp61opkEinBWFB5bymQGgc0kd0Moul08Z mpZix4W4T7ts

Câu chuyện kể về ai? Nhân vật chính là ai? Em quan sát được gì từ những hình vẽ? Em đoán câu chuyện sẽ diễn biến như thế nào? Đây đều là những câu hỏi dẫn dắt mà thầy cô có thể dùng trước khi kể chuyện.

zKU9gBHHsFFUOUd5a5gwgAYOCyQ0zYZt0PcY612RTy94CkeCV16EiGmbgGeGbC2DNkmtz4Fk20VGfdFxZMGVjbxFQeJvyF oqsSj93hD1Z75chbu0y6RD d6oryYsXZwhvdVRX5T9aECU7a80jtUicM

Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh cách lắng nghe bằng cách dạy trước các từ vựng khó, giúp các em nắm được chủ đề của câu chuyện cũng như thường xuyên có các khoảng nghỉ giữa truyện để đảm bảo học sinh vẫn theo dõi tốt.

Đặt các câu hỏi để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh, yêu cầu các em đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện, giải thích các từ vựng khó, cũng như cho phép học sinh chơi các trò chơi đóng vai, hoá thân thành nhân vật để câu chuyện thêm phần thú vị, thu hút.

Os hkxUkEhD98TCgowCmr7XUuQKPCWupDdMjt8SeHPDwZ5GWITx6xzmH1Xo 9d3kJdEw2b3T7XP5s8tCxryZz5OHOlscd6c2qu3PEIOpqGIMDXXGzoPsV4eUBGK017jDIMdzCgaiMzIBbg87 8juZ00

Trên đây là những tóm tắt cơ bản về nội dung webinar “Teaching language through storytelling: how to do more with less.” – webinar nằm trong chuỗi webinar được tổ chức hàng tuần từ ClassIn Global, với mục tiêu chia sẻ, trang bị cho thầy cô những kinh nghiệm, phương pháp dạy học hiệu quả, đặc biệt là trên nền tảng online.

>>> Thầy cô có thể trực tiếp xem lại toàn bộ nội dung của webinar và trực tiếp khám phá những ví dụ được thầy Brent minh họa cụ thể, bằng cách đăng ký mẫu dưới đây:

Chia sẻ bài viết này:

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY