Top 4 ưu điểm của mô hình giáo dục STEAM

Ngày nay, với sự quan tâm và đề cao giáo dục, nhiều phương pháp dạy học ra đời và được ưa chuộng. Trong đó, STEAM là nền tảng giáo dục được các giáo viên và bậc phụ huynh Việt Nam đánh giá cao và tin tưởng. Ở bài viết trước, ClassIn đã giới thiệu về STEAM và tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này. Hôm nay, mời quý thầy cô cùng tìm hiểu về những ưu điểm của phương pháp giáo dục STEAM nhé!

Phương pháp STEAM

Phương pháp giáo dục STEAM lồng ghép các kỹ năng về kiến thức của cả 5 bộ môn: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineer (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). Việc kết hợp, bổ trợ lẫn nhau sẽ giúp biến các kiến thức mang tính hàn lâm, học thuật và khô khan trở nên sáng tạo, thu hút và dễ dàng tiếp nhận hơn. Phương pháp giáo dục STEAM đề cao vai trò của việc thực hành trong học tập kết hợp với cách giáo dục truyền thống và lý thuyết.

phuong phap steam

>>> Xem thêm: STEAM là gì? Ý nghĩa của giáo dục STEAM

Top 4 ưu điểm của STEAM

STEAM hiện đang là phương pháp giáo dục được đánh giá cao và áp dụng ngày càng nhiều vào các trường học Việt Nam. Dưới đây là top 4 ưu điểm của nền giáo dục này:

  • Thúc đẩy tính sáng tạo cho học sinh: Học sinh sẽ được cung cấp kiến thức toàn diện của 5 lĩnh vực (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) thông qua những bài học lý thuyết kết hợp với các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tiễn. Nhờ vậy các em sẽ dễ dàng tìm hiểu và ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn, nâng cao khả năng tư duy logic, sáng tạo và nghệ thuật của bản thân.
  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm: STEAM tạo ra 1 môi trường học tập thoải mái, năng động. Dưới sự quan sát, hướng dẫn của các thầy cô, học sinh sẽ được chủ động tổ chức các hoạt động theo chủ đề, thảo luận và thực hành theo nhóm. Những điều này sẽ hình thành nên tính tự lập cùng khả năng tương tác cho trẻ, giúp trẻ ứng dụng vào những năm tháng sau này.
  • Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề: Giáo dục theo mô hình STEAM sẽ tạo điều kiện để học sinh được khám phá, trải nghiệm và biết giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học được. Sau mỗi dự án, các em sẽ tạo ra những sản phẩm hữu dụng, khích lệ niềm yêu thích các môn học, tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề trong cuộc sống xung quanh.
  • Giúp trẻ có một tương lai tươi sáng hơn: Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ việc làm các ngành thuộc lĩnh vực giáo dục STEAM sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới. Do đó, việc áp dụng phương pháp này sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các em sau này.
ưu điểm của STEAM

Bên cạnh những ưu điểm, STEAM cũng có những nhược điểm mà ClassIn sẽ đưa ra để giúp các thầy cô có một cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp giáo dục này cũng như là có cho mình những giải pháp cho các nhược điểm này.

  • Không có tiêu chuẩn rõ ràng: phương pháp STEAM không đưa ra một tiêu chí cụ thể về trình độ của giáo viên như thế nào cho từng lĩnh vực, học sinh nên học những gì, các hoạt động thực hành nên được tổ chức ở mức độ nào,… do không có tiêu chuẩn cụ thể nên học sinh không được chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho các cấp học cao hơn và giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc lên giáo án phù hợp.
  • Nhược điểm trên đã dẫn đến tình trạng còn tồn tại nhiều giáo viên chưa đủ kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ chuyên môn để áp dụng mô hình giảng dạy này.
  • Giáo dục Việt Nam chưa có sự áp dụng triệt để mô hình này. Dẫn đến việc cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị để phục vụ cho STEAM. Bên cạnh đó, giáo viên còn quen với phương pháp giảng dạy cũ, học sinh chưa có tính chủ động tìm hiểu còn phụ thuộc phần lớn vào giảng dạy của giáo viên,… Hơn nữa, hầu hết chương trình STEAM đều được đưa vào giảng dạy từ cấp trung học, độ tuổi này là quá muộn. Nên áp dụng phương pháp này ngay từ bậc tiểu học thậm chí là từ mẫu giáo nên có những hoạt động như là nền tảng cho mô hình này ở các cấp học trên.

Mặc dù vẫn còn tồn đọng những yếu điểm, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm mà STEAM mang lại. Do đó, STEAM vẫn được đánh giá cao và hứa hẹn cho nền giáo dục Việt Nam, tạo ra những thế hệ học sinh tài năng cho tương lai. Với những chia sẻ trên, ClassIn hi vọng rằng thầy cô đã có những thông tin hữu ích và lựa chọn cho mình những phương pháp tốt nhất.

Chia sẻ bài viết này:

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY