Phương pháp STEAM hiện đang rất phổ biến trong nền giáo dục trên thế giới, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Các thầy cô rất yêu thích phương pháp dạy học này bởi sự mới mẻ và những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Trong mô hình STEAM, các bài học sẽ được xây dựng với nội dung đáp ứng được những yêu cầu của các chữ cái Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học).
Mô hình STEAM đề cao quá trình thực hành dựa trên những kiến thức được học, do đó, các lớp học theo STEAM thường có nhiều hoạt động thực tế liên quan đến đời sống nhiều hơn để các em học sinh có thể dễ dàng ứng dụng những điều mình đã được học và giải quyết vấn đề tốt hơn. Dưới đây là một số ví dụ thú vị để mô phỏng cho phương pháp STEAM mà thầy cô có thể tham khảo cho quá trình xây dựng bài giảng của mình.
>>> Xem thêm: STEAM là gì? Ý nghĩa của giáo dục STEAM
Ví dụ về phương pháp STEAM: Thí nghiệm điều chế giấm chuối
Giấm chuối là một loại nguyên liệu quen thuộc trong các gia đình. Thí nghiệm làm giấm chuối sẽ bao hàm các kiến thức trong mô hình STEM. Về mặt khoa học, thí nghiệm thể hiện quá trình oxi hóa ancol etylic bằng oxi không khí nhờ xúc tác men giấm. Về mặt công nghệ, học sinh được sử dụng máy tính cầm tay để tính toán. Về mặt kỹ thuật, học sinh được khám phá quy trình điều chế giấm chuối từ rượu, etylic, chuối, đường. Về mặt toán học, thí nghiệm yêu cầu tính tỉ lệ lượng nguyên liệu để điều chế thành công giấm chuối. Đối với nghệ thuật, thầy cô có thể tổ chức cho các em trang trí hủ đựng giấm chuối theo phong cách của mình.
Qua thí nghiệm này, học sinh không chỉ áp dụng được những kiến thức lý thuyết về quá trình điều chế giấm chuối, cơ chế lên men,… mà còn là một cách để thầy cô dạy cho các em về sự tiết kiệm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ của gia đình.
Ví dụ về phương pháp STEAM: Thí nghiệm điều chế nước rửa tay khô
Nước rửa tay khô đã không còn quá xa lạ khi trở lại cuộc sống “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19. Những kiến thức về dịch bệnh sẽ gần gũi và bổ ích với các em học sinh hơn. Việc xây dựng bài học điều chế nước rửa tay khô sẽ giúp nâng cao ý thức của các em về sức khỏe cũng như khuyến khích các em sử dụng thành phẩm do chính mình làm ra.
Thông qua thí nghiệm này, học sinh sẽ được tiếp cận các khía cạnh khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học của STEM.
Ví dụ về phương pháp STEAM: Thí nghiệm điều chế rượu hoa quả
Rượu hoa quả đã trở nên quen thuộc trong các hộ gia đình như một thức uống giải khát với nồng độ thấp và hợp khẩu vị của nhiều người. Bên cạnh đó, rượu hoa quả cũng đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe.
Bằng hoạt động điều chế rượu hoa quả tại lớp học, các em sẽ được ứng dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học vào quá trình điều chế, lên men của rượu trái cây.
Ví dụ về phương pháp STEAM: Cho trẻ đi dạo tự nhiên, tổ chức chuyến đi tham quan
Ví dụ đi dạo này thường sẽ phù hợp với cấp bậc mầm non và tiểu học. Tuy nhiên đối với các lớp lớn hơn thầy cô có thể tổ chức các chuyến tham quan bảo tàng, khu di tích lịch sử,… để truyền tải kiến thức một cách thực tế hơn. Bằng cách quan sát môi trường xung quanh học sinh có thể ứng dụng kiến thức của mình vào thực tiễn và ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn. Đây là một hoạt động điển hình trong phương pháp STEAM vì học sinh sẽ được tiếp cận một cách đầy đủ nhất các khía cạnh trong mô hình này.
Ví dụ về phương pháp STEAM: Thoả sức sáng tạo với màu sắc
STEAM là một phương pháp giúp kích thích sức sáng tạo của trẻ tốt nhất. Đối với khía cạnh nghệ thuật (Art) thầy cô nên để các em thỏa sức, tự do vẽ, viết, làm những điều mình thích, thể hiện suy nghĩ của mình thông qua với màu sắc, bút, giấy vẽ.
>>> Xem thêm: Phương pháp dạy học theo dự án là gì?
Bên cạnh những ví dụ này, thầy cô có thể lựa chọn thêm những thí nghiệm đơn giản khác mà có thể truyền đạt được nhiều kiến thức cho các em học sinh. Trong giáo dục truyền thống không có những hoạt động như thế này nên nếu áp dụng vào bài dạy của mình thầy cô cũng cần phải tìm hiểu nhiều hơn từ đó lớp học cũng trở nên sinh động và thu hút được các em học sinh hơn thay vì chỉ giảng dạy những lý thuyết thông thường. Mấu chốt của phương pháp STEAM chính là cho học sinh được vận động, thực hành nhiều hơn để tạo ra sản phẩm của riêng mình, từ đó có thể áp dụng những kiến thức lý thuyết mà mình đã được học và ghi nhớ tốt hơn, quá trình học tập sẽ chất lượng hơn.
ClassIn hi vọng với những ví dụ bên trên thầy cô có thể hiểu hơn về phương pháp STEAM này và áp dụng thành công vào bài giảng của mình nhé!
Liên hệ ngay ClassIn Vietnam – Giải pháp công nghệ tăng cường trải nghiệm tương tác cho mọi nhu cầu học tập & giảng dạy.
– Hotline: 028 7105 9900
– Email: vietnam@classin.com
Theo dõi các trang mạng xã hội chính thức của ClassIn Việt Nam để cập nhật thông tin giáo dục mới và hấp dẫn nhất:
– Website: https://classin.com.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/classinvn/
– Cộng đồng ClassIn Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/224294796153719
– Linkedln: https://www.linkedin.com/company/77118052/
– Youtube: https://www.youtube.com/@classinvietnam
– Zalo OA: https://zalo.me/969532060235254254