Số hóa lớp học truyền thống là việc áp dụng các công nghệ phần mềm/phần cứng hiện đại vào quá trình giảng dạy và học tập để cải thiện hiệu quả và chất lượng giáo dục. Điều này bao gồm việc sử dụng các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, bảng tương tác, phần mềm giảng dạy trực tuyến, và hệ thống quản lý học tập (LMS).
Tại sao nên số hóa? #
Tối ưu hóa chi phí:
- Giảm thiểu chi phí vận hành và nhân lực do sử dụng công nghệ hiện đại và tài nguyên học tập số hóa.
Mở rộng nguồn lực giáo dục:
- Tài nguyên học tập và giảng dạy số hóa phong phú, dễ dàng truy cập và chia sẻ.
- Không gian học tập không bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm, giúp học viên và giáo viên linh hoạt hơn trong việc học và giảng dạy.
Nâng cao chất lượng giáo dục:
- Công cụ giảng dạy số hóa và hệ thống quản lý học tập (LMS) tối ưu giúp theo dõi và đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Giảng dạy và học tập tương tác cao, cá nhân hóa và hiệu quả thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến.
Tăng cường quản lý:
- Quản lý chất lượng, số lượng và thời lượng giảng dạy của giáo viên.
- Quản lý tuyển sinh, tăng số lượng và tỷ lệ giữ chân học viên.
- Trao đổi thông tin với phụ huynh, gia tăng độ tin cậy và tín nhiệm.
Nâng cao trải nghiệm học tập:
- Không gian học tập hiện đại được trang bị các thiết bị tiên tiến như bảng tương tác, máy tính bảng, và các công cụ hỗ trợ giảng dạy số hóa.
- Giúp học sinh học từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển.
- Việc số hóa lớp học truyền thống không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn cải thiện chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập, tạo ra một môi trường giáo dục hiện đại và tiên tiến.
Các mô hình lớp học số hóa của ClassIn #
Số hóa mô hình dạy học cần được thực hiện theo từng giai đoạn. Tùy theo tình hình thực tế và định hướng phát triển của từng đơn vị, mô hình dạy học có thể được triển khai số hóa nhanh chậm khác nhau.
Sử dụng phần mềm quản lý học tập (LMS) và các ứng dụng, công cụ hiện đại để tạo ra môi trường học tập linh hoạt, cá nhân hóa và hiệu quả. Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, và tối ưu hóa quá trình học tập thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến.
Mô hình Lớp học liên kết #
(Linking Classroom) #
Các lớp học được kết nối với nhau thông qua công nghệ số để tạo ra một môi trường học tập hợp nhất và tương tác hơn. Các lớp học này có thể nằm ở những địa điểm khác nhau nhưng vẫn được học với cùng một giáo viên và trải nghiệm cùng một chương trình giảng dạy giống nhau. Cho phép học sinh và giáo viên từ các trường hoặc thậm chí các quốc gia khác nhau có thể tương tác, chia sẻ tài nguyên học tập, và cùng nhau tham gia vào lớp học tại cùng một thời điểm. #
Mô hình Lớp học kết hợp #
(Online Merge Offline) #
Là sự kết hợp giữa lớp học trực tuyến và lớp học truyền thống, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm học tập cho học sinh và giáo viên. Các yếu tố ưu việt của học truyền thống và lớp trực tuyến được hòa trộn để tạo ra một môi trường học tập linh hoạt và hiệu quả. #
Với hình thức này, nhà trường có thể triển khai ngay tại lớp học thông minh (Smart Classroom) đã được trang bị đầy đủ các thiết bị phần cứng của ClassIn, đồng thời mở lớp học qua phần mềm ClassIn cho các học sinh trực tuyến. #
Mô hình Lớp học trực tuyến #
(Online/ Livestream) #
Hình thức giảng dạy trực tuyến qua video hoặc tương tác trực tuyến, nơi giáo viên giảng bài và trao đổi với học sinh trong thời gian thực thông qua các nền tảng như ClassIn. Học sinh có thể học từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Nền tảng giáo dục có thể dễ dàng tiếp cận đến mọi đối tượng mọi vùng miền. #
Về ClassIn
ClassIn, ra mắt từ năm 2016, là nền tảng chuyên biệt cho dạy – học trực tuyến, nhanh chóng được người dùng toàn cầu ưa chuộng. ClassIn hiện đã hiện diện trên 150 quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như Anh, Mỹ, Úc, Nhật,…với hơn 60 ngàn trường học sử dụng. Với châm ngôn “học khác với họp”, các tính năng của ClassIn giúp giáo viên thiết kế lớp học online vô cùng sinh động, mô phỏng gần như 90% các hoạt động trong lớp offline.