Sử dụng bộ Camera S1 & T1 kết hợp cùng màn hình tương tác ClassIn IFP để tối ưu hóa phòng học OMO của bạn.
Để thiết lập camera cho lớp học thông minh, bạn cần đảm bảo cả 2 camera đã được kết nối mạng dây và nguồn (nếu sử dụng switch POE thì không cần gắn dây nguồn cho cam). Màn hình IFP được kết nối cùng hệ thống mạng với camera.
Tải phần mềm CameraCMS tại link này để bắt đầu thiết lập camera.
Ghi chú:
- Camera T1 (Teacher) được lắp đặt đối diện với bục giảng với mục đích ghi hình cử chỉ của Giáo Viên khi giảng dạy.
- Camera S1 (Student) được đặt ở trên màn hình tương tác IFP để ghi hình toàn cảnh học sinh trong lớp học.
Bước 1: Dùng phần mềm CameraCMS, tìm và thêm Camera #
1. Quét tìm IP Camera trong hệ thống mạng nội bộ
Lưu ý: nếu phần mềm không quét thấy camera, bạn cần điều chỉnh cho IP mạng trở về cùng dãy với IP của cam (IP mặc định 192.168.1.x)

2. Thay đổi IP mặc định của Camera
Các camera S1 và T1 sẽ có cùng IP mặc định, vì vậy bạn sẽ cần thay đổi IP này nếu tổ chức của bạn sử dụng từ 2 bộ camera trở lên.
a. Chọn camera cần chỉnh sau đó nhấn Modify

b. Trong cửa sổ Modify, chọn Static IP và chỉnh sửa thông số cuối cùng (X) trong dãy IP. Đảm bảo rằng thông số này không trùng với camera hoặc thiết bị khác
192.168.1.X – ở đây X có thể dao động trong khoảng 190-999
c. Sau khi chỉnh sửa xong, nhấn Modify và tắt cửa sổ này
d. Chọn Refresh để thấy danh sách camera với IP mới

3. Thêm camera vào danh sách chỉnh sửa
Sau khi đã điều chỉnh xong IP, chọn camera và nhấn Add to client để thêm camera vào danh sách thiết lập của phần mềm.
Bước 2: Chỉnh sửa góc quay #
1. Chỉnh sửa góc vật lý
Khi camera đã được thêm thành công vào danh sách chỉnh sửa của phần mềm thì bạn có thể chuyển sang cửa sổ Main View để xem góc cam.
Lưu ý: Để thấy góc cam chính xác nhất, vui lòng tắt chế độ Tracking (nút stop ở góc trái cuối màn hình) và chọn Zoom out hết cỡ (bấm dấu trừ – ở nút zoom cho đến khi không còn zoom out được nữa)

2. Chỉnh sửa góc quay từ phần mềm
a. Chọn camera cần chỉnh (xung quanh viền camera hiện màu xanh dương)
b. Thiết lập Preset 0 và Preset 1 cho camera
- Preset 0: góc quay khi camera bị mất dấu Giáo viên hoặc Học sinh
- Preset 1: góc quay khi camera nhận diện được đối tượng

c. Sau khi thiết lập Preset xong thì chọn Call để kiểm tra góc

Lưu ý:
Trước khi sang bước 3, cần đảm bảo CẢ HAI camera S1 và T1 đều đã hoàn tất các điều chỉnh theo hướng dẫn ở bước 1,2
Bước 3: Thiết lập thông số camera #
1. Thiết lập camera T1
Nhấn Settings (góc trái bên dưới kế nút Stop), khi đó màn hình thiết lập camera sẽ hiện ra:
a. Thiết lập cơ bản
Basic 1:
- Cài đặt thông số Frame rate là 30;
- Sau đó chọn Lecturer và chọn vùng di chuyển của Giáo viên (khi vẽ sẽ có ô viền xanh lá hiện ra);
- Tại Blocking Zone – nếu trong vùng của camera có bóng, cửa sổ, gương, đèn hoặc có vị trí nào mà bạn không muốn camera bắt chuyển động thì hãy chọn block vị trí đó (khi vẽ sẽ có ô viền đỏ hiện ra). Mặc định đang cho phép 8 vùng block;
- Thông thường sẽ cần Block màn hình IFP – để khi GV mở các video clip có hình người, camera sẽ không xác định nhầm;
- Sau khi xong nhớ bấm Save trước khi qua cửa sổ tiếp theo;


Basic 2:
- Điều chỉnh Track Sens và Pan speed để tăng độ nhạy của cam và độ mượt khi theo dõi Giáo viên di chuyển;
- Các thông số khác lựa chọn như hình minh họa;
- Save;

b. Thiết lập nâng cao
Adv.1:
- Các thông số lựa chọn như hình minh họa;
- Save;
Adv.2:
- Giữ nguyên thông số mặc định không điều chỉnh;
- Save và Exit

Sau khi màn hình thiết lập tắt, ở góc trái ngoài cùng bên dưới nhấn nút Start để camera bắt đầu Tracking (đèn màu xanh lá báo hiệu camera đang bật tracking).
2. Thiết lập camera S1
Camera sẽ được cài đặt ngay sau khi camera T1 đã hoàn tất. Các bước như sau:
Chọn camera S1 (viền xanh dương hiển thị ở khung camera). Nhấn Settings (góc trái bên dưới kế nút Stop), khi đó màn hình thiết lập camera sẽ hiện ra:
a. Thiết lập cơ bản
Basic 1:
- Cài đặt thông số Frame rate là 30;
- Sau đó chọn Blocking Zone – nếu trong vùng của camera có bóng, cửa sổ, gương, đèn hoặc có vị trí nào mà bạn không muốn camera bắt chuyển động thì hãy chọn block vị trí đó (khi vẽ sẽ có ô viền đỏ hiện ra). Mặc định đang cho phép 8 vùng block;
- Sau khi xong nhớ bấm Save trước khi qua cửa sổ tiếp theo;


Basic 2:
- Các thông số lựa chọn như hình minh họa;
- Save;

b. Thiết lập nâng cao
Adv.1:
- Giữ nguyên thông số mặc định không điều chỉnh;
Adv.2:
- Điều chỉnh thông số Host sang Lecturer;
- Nhập IP của camera T1 vào phần Lecturer IP (192.168.1.X);
- Save và Exit;
Sau khi màn hình thiết lập tắt, ở góc trái ngoài cùng bên dưới nhấn nút Start để camera bắt đầu Tracking (đèn màu xanh lá báo hiệu camera đang bật tracking).
Bước 4: Mở camera trong lớp học ClassIn #
Chạy phần mềm ClassIn X trên màn hình tương tác của bạn. Sau đó mở bảng đen hoặc một lớp học bất kỳ.
Tại phần thiết lập Camera, chọn Add IP Camera;
- Khi đó ClassIn sẽ hiển thị danh sách IP camera tồn tại trong hệ thống mạng của bạn (nếu không hiển thị danh sách, bạn có thể tắt hoàn toàn ClassIn để mở lại hoặc Restart máy)

Tên mặc định của Camera S1/T1 sẽ là ClassIn Cam S1/T1. Sau khi chọn thêm camera, bạn hoàn toàn có thể đổi tên camera theo tên phòng học, môn học hoặc bất cứ tên gọi nào dễ phân biệt.

Camera sau khi được thêm sẽ tự động hiển thị 2 định dạng camera trong danh sách camera của lớp học: Close-up và Panorama
- Close-up: là camera ở chế độ tracking chuyển động (góc quay điều chỉnh được)
- Panorama: là camera ở chế độ toàn cảnh (góc cố định không thể điều chỉnh)
Về ClassIn
ClassIn, ra mắt từ năm 2016, là nền tảng chuyên biệt cho dạy – học trực tuyến, nhanh chóng được người dùng toàn cầu ưa chuộng. ClassIn hiện đã hiện diện trên 150 quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như Anh, Mỹ, Úc, Nhật,…với hơn 60 ngàn trường học sử dụng. Với châm ngôn “học khác với họp”, các tính năng của ClassIn giúp giáo viên thiết kế lớp học online vô cùng sinh động, mô phỏng gần như 90% các hoạt động trong lớp offline.